Tại sao bạn phải bảo trì hệ thống chống sét ? Tránh những rủi ro giữ cho hệ thống chống sét luôn hoạt động tốt nhất khi làm việc.
Nội dung bài viết
- Việc bảo trì hệ thống chống sét có thật sự cần?
- Tầm quan trọng của việc bảo trì hệ thống chống sét
- Khi nào ta nên bảo trì thống chống sét?
- Quy trình bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống chống sét của tòa nhà.
- Công ty TNHH MTV ANO – đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống chống sét tại Hải Dương
Việc bảo trì hệ thống chống sét có thật sự cần?
Một hệ thống chống sét được thiết kế và lắp đặt để chịu được nhiều lần sét đánh. Tuy nhiên, nó cần phải được kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống. Việc kiểm tra có tác dụng ngăn chặn những rủi ro do cho thiết bị ( như kim thu sét, cáp đồng thoát sét, hệ thống tiếp địa) bị hỏng hóc do thời tiết, ăn mòn do địa chất hoặc do con người …
Tầm quan trọng của việc bảo trì hệ thống chống sét
Để cho hệ thống chống sét “hoạt động” trong trạng thái tốt nhất. Đảm bảo “khả năng” bảo vệ nguồn điện và tín hiệu trước nguy cơ sét đánh lan truyền. Thì việc bảo trì hệ thống chống sét thường xuyên, hợp lý và đúng cách là điều cực kỳ quan trọng. Cũng là “vấn đề” ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Phải biết rằng, bất kỳ một sự cố hay lỗi nhỏ nào xảy ra trong hệ thống. Điều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến tài sản. Và tính mạng con người nếu như sét đánh. Đây chính là lý do vì sao việc bảo trì hệ thống chống sét của tòa nhà, công trình được đặt lên hàng đầu. Chung quy hệ thống này đem lại sự an toàn và tin cậy cho người sử dụng.
Khi nào ta nên bảo trì thống chống sét?
1. Những công trình cải tạo lại, sửa đổi kiến trúc. Chẳng hạn như các công trình xây dựng cơi nới thêm, công trình lắp đặt thêm các thiết bị trên lóc nhà ….
2. Những công trình vừa mới bị sét đánh trực tiếp.
3. Khi thời tiết sắp vào mùa mưa bão.
4. Kiểm tra định kỳ theo thời gian cố định.
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống chống sét của tòa nhà.
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống chống sét.
Kiểm tra toàn bộ vị trí, các kết nối của kim thu sét và các dây dẫn. Từ trên mái xuống hệ thống tiếp địa. Sau đó đo kiểm hệ thống tiếp địa ở vị trí đặt hộp kiểm tra nối đất. Đừng quên kiểm tra dây dẫn tiếp địa từ thiết bị chống sét đến hệ thống tiếp địa đảm bảo kết nối chắc chắn, bền vững, an toàn, không bị lỗi, chất lượng dây đạt chuẩn và đảm bảo.
Tiếp theo, kiểm tra thiết bị chống sét (SPD). Với thiết bị chống sét nguồn điện, có thể kiểm tra bằng mắt thường. “Xem” trạng thái hoạt động của nó như thế nào thông qua cửa sổ life-check. Khi thiết bị chống sét hoạt động bình thường, của sổ này có màu xanh.
Ngược lại, cửa số màu đỏ thì đó làm báo động thiết bị chống sét đang trong tình trạng “hỏng mất”. Cuối cùng, kiểm tra tất cả các điểm kết nối nguồn điện. Và dây tiếp đất có chắc chắn hay không? Nếu như các kết nối không bền vững, phải đưa ngay phương pháp. Biện pháp khắc phục tình trạng để các kết nối này. Đảm bảo tính ổn định cao và lâu dài.
Đo kiểm tra chính xác trạng thái hoạt động của thiết bị trong hệ thống chống sắt bằng công cụ chuyên dụng. Thông qua thiết bị này. Xác định được khả năng bảo vệ cũng như các thông số kỹ thuật của hệ thống có đạt yêu cầu hay bị lỗi? Từ đó thay thế hoặc đưa ra giải pháp lý tưởng nhất. Đảm bảo hệ thống chống sét của tòa nhà đạt chuẩn hoàn hảo.
Bước 2: Bảo trì, thay thế hệ thống chống sét.
Đối với những điểm kết nối kim thu sét ở trên mái, kim thu sét với dây thoát sét nếu như bị rỉ sắt. Cần được vệ sinh sạch sẽ và bôi mỡ bảo vệ. Trong tình trạng các điểm kết nối này đã quá cũ, không thể bảo trì, bảo dưỡng được nữa thì nên thay mới đảm bảo an toàn. Đừng tiết kiệm chi phí về vấn đề này, vì các điểm kết nối rất quan trọng. Một điểm kết nối bị “hư, hỏng” sẽ khiến cả hệ thống chống sét bị ảnh hưởng. Một khi sét đánh vào tòa nhà, hệ thống sẽ khó lòng “bảo vệ” công trình toàn nhà theo cách lý tưởng nhất.
Căn cứ vào kết quả đo điện trở nối đất mà đưa ra phương pháp khắc phục. Nếu như điện trở của hệ thống tiếp địa không đạt yêu cầu. Đừng quên đóng thêm các cọc tiếp địa. Bổ sung hóa chất để làm giảm điện trở nếu trong trường hợp kết quả đo điện trở nối đất nền dưới 10Ω theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Đảm bảo an toàn tối cao.
Sử dụng máy kiểm tra chuyên dụng để kiểm tra hệ thống chống sét. Nếu như modul hay cửa sổ đổi màu từ xanh sang đỏ. Cần thay thế modul hoặc các thiết bị hỏng (cửa sổ life-check đổi màu sắc). Thiết bị chống sét có dòng dò hoặc điện áp bảo vệ không đạt chuẩn. Thay thế các thiết bị chống sét mất khả năng chống sét hoặc hoạt động không hiệu quả. Tóm lại ở bước này, các bộ phận trong hệ thống chống sét. Bộ phận nào còn hoạt động được thì đem đi bảo dưỡng, bảo trì; Bộ phận nào hỏng hóc thì thay thế ngay và luôn. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được tính ổn định và hoạt động tốt của hệ thống chống sét.
Bước 3: Thời gian kiểm tra hệ thống chống sét.
Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cần được thực hiện thường xuyên. Trung bình 2 lần/1 năm và cuối mỗi mùa đông, thời điểm thường xảy ra sấm sét. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra bất thường khi có các sự cố sét đánh.
Bước 4: Một số thiết bị chuyên dùng để kiểm tra hệ thống chống sét.
Máy đo điện trở đất
Máy kiểm tra thiết bị chống sét
Công ty TNHH MTV ANO – đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống chống sét tại Hải Dương
Với những tiêu chí nêu trên, doanh nghiệp khi bảo trì hệ thống chống sét cần có đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao để đảm bảo cả về chất lượng và thời gian thi công.
Công ty TNHH MTV ANO với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chống sét.
Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giỏi, tay nghề cao tâm huyết với nghề có thể tư vấn đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.
Luôn có Giám sát chuyên môn giám sát công trình.
Tinh thần làm việc có kỷ luật và trách nhiệm cao
Dịch vụ đầy đủ từ cung cấp vật tư thiết bị đến thi công lắp đặt sửa chữa hoàn thiện.
Chi phí sửa chữa và nhân công thi công hợp lý.
Cam kết bảo hành miễn phí 1 năm hệ thống điện.