Những quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy năm 2022

lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ

Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Tóm tắt về Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Nghị định này thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 bao gồm 04 chương, 82 điều:

Chương I gồm 06 Điều quy định chung về:

  • Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
  • Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quy định về mức phạt tiền tối đa; đối tượng vi phạm;
  • Thời hiệu xử phạt và thủ tục xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Chương II gồm 04 mục, 61 Điều quy định về:

  • Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
  • Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
  • Hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương III gồm 12 Điều quy định về:

  • Thẩm quyền xử phạt, nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
  • Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Chương IV gồm 03 Điều quy định về :

  • Điều khoản thi hành (Hiệu lực thi hành; quy định chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành). Trong đó, hành vi vi phạm về PCCC&CNCH được quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định gồm 23 điều. (Từ Điều 29 đến Điều 51) với tổng số 184 hành vi vi phạm.

Một số nội dung mới trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình. Đã quy định cụ thể về:

  • Đối tượng bị xử phạt hành chính, quy định thêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cứu nạn, cứu hộ;
  • Sửa đổi, bãi bỏ một số hành vi vi phạm cho phù hợp với quy định về quản lý nhà nước về PCCC. Đảo đảm dễ hiểu và dễ áp dụng trong thực tiễn;
  • Điều chỉnh mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ xâm hại của hành vi vi phạm;
  • Bãi bỏ hình thức phạt trục xuất đối với một số hành vi vi phạm không mang tính nguy hiểm, chưa đến mức phải trục xuất;
  • Bổ sung, lược bỏ một số biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với các quy định mới của pháp luật. Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;
  • Bổ sung thêm một Điều mới gồm 04 hành vi vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố (Điều 43);
  • Bổ sung thẩm quyền xử phạt cho Trưởng phòng nghiệp vụ của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH. 
  •  Ngoài ra Nghị định đã quy định thẩm quyền xử phạt cho Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý. Giám sát bảo hiểm đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Có hành vi vi phạm quy định tại Điều 49 Nghị định này.

Về điều khoản chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực. Mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét. Giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính. Có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn. Đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành. Hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành. Mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình./.

Tìm nhà thầu cơ điện tại Hải Dương?

  • Công ty ANO cam kết khi thi công cải tạo sửa chữa bảo trì thiết bị cơ điện, lĩnh vực phòng cháy chữa cháy tại Hải Dương.
  • Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giỏi, tay nghề cao tâm huyết với nghề có thể tư vấn đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.
  • Luôn có Giám sát chuyên môn giám sát công trình.
  • Tinh thần làm việc có kỷ luật và trách nhiệm cao
  • Dịch vụ đầy đủ từ cung cấp vật tư thiết bị đến thi công lắp đặt sửa chữa hoàn thiện.Chi phí sửa chữa và nhân công thi công hợp lý.
  • Cam kết bảo hành miễn phí 1 năm hệ thống điện.
  • Quý khách có nhu cầu bảo trì sửa chữa cơ điện vui lòng liên hệ Công ty TNHH MTV ANO để được tư vấn.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
VPGD: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Hotline: 0941 458 666 -0912 815 114

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *