Nội dung bài viết
Khái quát về hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO2
Khái niệm
Hệ thống chữa cháy tự động khí CO2 áp dụng để chữa cháy cho phòng chứa thiết bị điện, kho chứa chất lỏng dễ cháy, kho hóa chất,…
CO2 dập tắt lửa bằng cách giảm nồng độ oxy trong không khí xuống thấp hơn nồng độ oxy cần thiết để duy trì sự cháy (dưới 15%).
Đặc điểm
Cacbon di-oxit (CO2 ) ở điều kiện thông thường là một loại khí trơ không màu, không mùi và không dẫn điện, có khối lượng phân tử gấp 1.5 lần so với không khí.
CO2 được lưu trữ dưới dạng khí hóa lỏng. Khi kích hoạt hệ thống, dòng CO2 sẽ thoát qua hệ thống đường ống tới đầu phun.
Hệ thống CO2 thích hợp cho các hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp. Tthích hợp ngay cả cho các khách hàng riêng.
Các thiết bị tương thích với hệ thống phun xả tràn và phun cục bộ. Các thiết bị bổ trợ giúp cung cấp tín hiệu tiền báo động và làm chậm thời gian kích hoạt, cũng như các biện pháp khác để ngăn ngừa sự phun khí tự động trong khu vực đang có người.
Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Nguyên lý chữa cháy
- CO2 dập tắt lửa bằng cách giảm nồng độ oxy trong không khí xuống thấp hơn nồng độ oxy cần thiết để duy trì sự cháy (dưới 15%). Hơn nữa, độ lạnh của CO2 làm tăng thêm hiệu quả dập tắt cháy, và được sử dụng trong chữa cháy cục bộ, nơi CO2 được phun trực tiếp lên ngọn lửa và vật liệu cháy.
- CO2 có điểm sôi thấp do đó nó dễ dàng hóa hơi trong quá trình phun.
- Sự lan tỏa nhanh trong khu vực bảo vệ của CO2 giúp cho nó dễ dàng tới được những đám cháy trong khu vực khó tiếp cận.
- Hệ thống CO2 sử dụng van xả có đường kính lớn, giúp cho dòng lưu lượng khí thoát ra lớn.
- Tính phản ứng nhanh của hệ thống và van giúp cho việc xả khí được thực hiện chỉ trong vài giây, tạo nên sự khác biệt sau cháy so với các hệ thống chữa cháy khác.
- Thành phần chính của hệ thống chữa cháy bằng khí CO2. Hệ thống chữa cháy bằng CO2 gồm những bình chứa khí, được nối với hệ thống đường ống dẫn khí. Khi có sự cố, khí CO2 được đưa đến khu vực cần bảo vệ qua hệ thống đường ống dẫn và vòi xả khí.
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO2 tại Hải Dương
Thành phần thông số và các thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy tự động bằng khí CO2
Thành phần bình chữa cháy CO2
1. Phần cơ bao gồm: hệ thống bình chứa khí CO2 và van đầu bình.
2. Phần điện có chức năng tiếp nhận, xử lý và phát tín hiệu khi có cháy bao gồm các thiết bị sau:
- Tủ điều khiển chữa cháy
- Đầu báo khói
- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn kích hoạt xả khí
- Nút nhấn trì hoãn xả khí
- Chuông báo cháy
- Còi đèn chớp báo cháy
Thông số kỹ thuật bình chữa cháy CO2
- Khối lượng bình rỗng: 75 Kg
- Vật liệu sản xuất bình: Thép Mn
- Thể tích bình chứa: 68 Lit
- Khối lượng khí CO2 : 45 Kg
- Áp lực test thử: 250Bar
- Áp lực làm việc: 150 Bar
Các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho hệ thống chữa cháy tự động khí CO2
Dựa vào các luật PCCC về việc “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC”, các tiêu chuẩn sau được áp dụng để thiết kế:
- TCVN 2622-1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5760-1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
- TCVN 7161-9-2002 –Hệ thống chữa cháy bằng bình khí – Tính chất thiết kế hệ thống
- TCVN 5738-2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN/6101-1996 PCCC – Chất chữa cháy CO2 – Thiết kế và lắp đặt
- BS 5306 và BS 4547 – Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy khí
- NFPA-12 – Tiêu chuẩn về hệ thống chữa cháy khí CO2
- NFPA-70 – Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống điện
- NFPA-72 – Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống báo cháy tự động