Kiểm định cửa ngăn cháy là việc xác định giới hạn chịu lửa của cửa (tính toàn vẹn và tính cách nhiệt). Tiêu chuẩn để thử nghiệm khả năng chịu lửa của cửa bao gồm:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9383:2012 về Thử nghiệm khả năng chịu lửa – Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1:1999) về Thử nghiệm chịu lửa – Các bộ phận công trình xây dựng – Phần 1 : Yêu cầu chung.
Nội dung bài viết
- Trình tự thử nghiệm để xác định giới hạn chịu lửa của cửa ngăn cháy gồm:
Trình tự thử nghiệm để xác định giới hạn chịu lửa của cửa ngăn cháy gồm:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử nghiệm trong kiểm định cửa ngăn cháy
– Kích cỡ: Mẫu thử nghiệm và mọi bộ phận thuộc mẫu phải có kích thước giống như thực tế. Trừ khi bị hạn chế bởi kích thước của miệng lò. (Thông thường kích thước miệng lò thử nghiệm là 3m x 3m). Nếu các cụm cửa không được thử nghiệm bằng kích thước thực. Thì phải thử nghiệm với kích thước lớn nhất có thể được khi đem kiểm định cửa ngăn cháy.
– Số lượng: Với mỗi tính năng cần xác định cần lấy ít nhất 01 cụm cửa ngăn cháy, với đầy đủ phụ kiện để thử nghiệm. Trường hợp cấu tạo cụm cửa không đối xứng. Cần lấy mẫu thử nghiệm đảm bảo số lượng phép thử được thực hiện đầy đủ theo từng mặt cụm cửa. Yêu cầu mẫu cửa ngăn cháy là sản phẩm mới sản xuất hoặc mới nhập khẩu và chưa qua sử dụng.
Bước 2: Tiến hành và xác định giá trị kết quả kiểm định cửa ngăn cháy (quy định tại Mục 10 TCVN 9383:2012):
-
Đo và kiểm tra mẫu trước kiểm định cửa ngăn cháy
– Kiểm tra về cơ học (kiểm tra độ rơ của các liên kết theo quy định của tiêu chuẩn về sản phẩm);
– Đo các khe hở giữa bộ phận chuyển động và bộ phận cố định của các cụm cửa đi và cửa chắn (giữa tấm cánh cửa và khung);
– Đo lực cản giữ của cơ cấu đóng mở trong trường hợp lực cản giữ này là một phần tạo ra khả năng chịu lửa cho mẫu;
– Kiểm tra tình trạng đóng cuối cùng của cửa đi và cửa chắn trước khi tiến hành thử nghiệm đốt.
-
Thử nghiệm đốt trong kiểm định cửa ngăn cháy
Mẫu thử được làm khô, gắn vào lò gia nhiệt. Cài đặt các thiết bị giám sát nhiệt độ mẫu thử, nhiệt độ và áp suất lò đốt, tiến hành gia nhiệt.
- Theo theo quy TCVN 9311-1:2012, TCVN 9383:2012
- Theo tài liệu hướng dẫn sử dụng lò thử nghiệm của nhà sản xuất
- Nếu có yêu cầu bổ sung thì cần phải phù hợp với tiêu chuẩn EN 1363-2:1999
– Cố định các vị trí đầu đo, vẽ lại sơ đồ bố trí theo Mục 9 – TCVN 9383:2012
– Gia nhiệt lò đốt theo Mục 6.1-TCVN 9311-1:2012 (ISO 834-1).
Kết quả kiểm định cửa ngăn cháy được ghi lại gồm:
– Chế độ gia nhiệt của lò đốt;
– Tính cách nhiệt (I);
– Tính toàn vẹn (E);
-
Xác định giá trị kết quả kiểm định cửa ngăn cháy:
– Tính toàn vẹn (E): Được lấy bằng khoảng thời gian (phút). Mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm. Mà không xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Mẫu sập đổ hoặc xuất hiện ngọn lửa cháy ổn định ở bề mặt không lộ lửa. Của các hệ thống mẫu sản phẩm trong thời gian hơn 10 giây;
+ Kiểm tra bằng miếng đệm bông tại các khe hở, vết nứt hoặc lỗ hổng trên bề mặt. Không lộ lửa của các hệ thống mẫu thấy có ngọn lửa xuất hiện và cháy ổn định;
+ Hình thành các khe hở cho phép cữ đo khe hở loại 6mm xuyên qua. Dịch chuyển dọc theo chiều dài lỗ thủng được một đoạn ít nhất là 150mm;
+ Hình thành lỗ hổng cho phép cữ đo khe hở loại 25mm xuyên qua được;
– Tính cách nhiệt (I): Được lấy bằng khoảng thời gian (phút). Mà mẫu thử liên tục duy trì chức năng ngăn cách trong quá trình thử nghiệm. Mà không làm tăng nhiệt độ ở bề mặt không tiếp xúc với lửa, cụ thể là:
+ Làm tăng nhiệt độ trung bình lên hơn 140 K so với nhiệt độ trung bình ban đầu; hoặc
+ Làm tăng lên hơn 180 K so với nhiệt độ ban đầu tại bất cứ vị trí nào. Kể cả đầu đo nhiệt di động.
Yêu cầu: Kết quả đo giới hạn chịu lửa của mẫu kiểm định cửa ngăn cháy không thấp hơn giới hạn. Yêu cầu đối với mẫu thử nghiệm nhóm B, được quy định tại TCVN 9383:2012.
Công ty TNHH MTV ANO chuyên cung cấp thiết bị chữa cháy Hải Dương.
Khi xây dựng nhà xưởng , Khách sạn, Văn phòng, Nhà cho thuê , Bệnh viện Trường học , chung cư…Bắt buộc phải có thiết kế hệ thống PCCC .