Hiện nay, tiêu chuẩn nối đất chống sét TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999). Liên quan đến vấn đề chống sét cho công trình xây dựng đang được áp dụng tại Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn nối đất chống sét này là gì? Những nội dung trong tiêu chuẩn này được quy định như thế nào? Cùng đội ngũ kỹ sư của Công ty TNHH MTV ANO tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
Hệ thống nối đất chống sét là gì?
Hệ thống nối đất chống sét (hệ thống tiếp địa chống sét). Có vai trò chính trong phân tán năng lượng quá áp và quá dòng xuống đất, giúp cân bằng điện thế. Qua đó, hệ thống này đóng một phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho tài sản và con người. Bởi những lý do trên mà hệ thống nối đất chống sét được coi là một phần không thể thiếu của mọi công trình chống sét.
Về cơ bản, hệ thống nối đất chống sét bao gồm các cọc dài có kích thước từ 1,2 – 2,5m được chôn xuống mặt đất. Những cọc thép này sẽ được kết nối với nhau bằng một mạng dây dẫn, từ đó hình thành nên một hệ thống nối đất tiêu chuẩn, thích hợp với nhiều mục đích sử dụng.
Tiêu chuẩn nối đất chống sét tại Việt Nam
Hiện nay, tiêu chuẩn nối đất chống sét TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) liên quan đến vấn đề chống sét cho công trình xây dựng đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm các tiêu chuẩn về cọc nối đất chống sét, tiêu chuẩn thi công cọc nối đất và tiêu chuẩn đóng cọc nối đất.
Tiêu chuẩn về cọc nối đất chống sét
Về tiêu chuẩn về cọc nối đất chống sét có quy định cụ thể như sau:
Loại cọc | Yêu cầu |
Cọc nối đất loại thanh kim loại tròn tối thiểu |
|
Cọc nối đất thép góc |
|
Cọc nối đất ống kim loại |
|
Bên cạnh đó, về điện cực đất kiểu dạng cọc nhọn không sử dụng thanh cốt thép hoặc thanh thép gai.
Tiêu chuẩn thi công điện cực nối đất chống sét
Tiêu chuẩn thi công cọc nối đất chống sét được quy định trong phần 5 tại tiêu chuẩn nối đất chống sét TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999), cụ thể như sau:
Mục thi công | Yêu cầu |
Vị trí đóng cọc |
|
Độ sâu lắp điện cực đất |
|
Chiều dài cọc tiếp đất |
|
Một số tiêu chuẩn nối đất chống sét cần được lưu ý
a) Dây thoát sét và điện cực nối đất hay cọc tiếp địa cần được liên kết với nhau để nhanh chóng di chuyển năng lượng tia sét xuống đất. Điều này giúp cân bằng điện thế dây.
b) Đảm bảo cọc tiếp đất hay điện cực nối đất chính hãng làm từ vật liệu chịu được nhiệt và điện năng lớn.
c) Trị số điện trở tiếp đất của hệ thống điện cực tiếp đất không lớn hơn 10w
d) Các điện cực nối đất chống sét là các điện cực được đóng thẳng đứng và nằm ngang phù hợp với điện cực thu sét thanh hoặc dây.
Lựa chọn hệ thống tiếp đất phụ thuộc vào
- Điều kiện địa hình thi công. Mặt bằng nơi đóng cọc.
- Điện trở suất đo được tại khu vực thi công.
- Giá trị điện trở đất tiêu chuẩn.
Các loại hệ thống tiếp đất theo tiêu chuẩn
Thông thường các đơn vị thi công hệ thống chống sét thực hiện theo 3 hệ thống tiếp đất chính. Mỗi hệ thống có một đặc điểm riêng biệt và phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực thi công
Hệ thống hỗn hợp
Hệ thống gồm các cọc tiêp địa đứng và các dải nằm ngang
- Giá trị điện trở suất tại nơi thi công không lớn hơn 100W.m
- Mặt bằng thi công rộng rãi và không bị hạn chế.
- Điện trở đất tiêu chuẩn nhỏ. Đơn vị thi công tiến hành đo đạc trước khi tiến hành thi công.
Hệ thống tiếp đất nằm ngang
Là những dải nằm ngang sử dụng trong điều kiện
- Giá trị điện trở suất tại khu vực thực hiện thi công không lớn hơn 100W.m. Độ sâu từ 1 – 2m đồng nhất
- Điện trở tiếp đất từ 5 – 10 Ohm,
- Mặt bằng thi công rộng.
Hệ thống tiếp đất chôn sâu
Trái ngược với 2 phương pháp trên. Hệ thống tiếp địa chôn sâu được sử dụng chủ yếu trong các khu vực thi công nhỏ, hẹp. Diện tích thi công ít và
- Giá trị điện trở suất nhỏ dưới đất sâu
- Điện trở tiếp đất nhỏ
- Khu vực thi công nhỏ hẹp.
Trong nhiều trường hợp, khu vực thi công có điện trở đất không đạt ngưỡng an toàn. Đơn vị thi công sẽ tiến hành sử dụng hóa chất giảm điện trở đất để can thiệp. Đồng thời tiến hành khảo sát và đưa ra phương án tối ưu.