Cách công ty TNHH MTV ANO thiết kế chiếu sáng cho nhà máy năm 2022

thông gió hút khói nhà xưởng gia lộc, Bảo trì hệ thống chữa cháy tự động sprinkler hệ thống điện nhẹ Thi công điện nước chi phí sửa chữa nhà xưởng, hệ thống pccc nhà xưởng Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng, thiết kế chiếu sáng nhà máy, lắp đặt đèn led nhà xưởng, phòng sạch điện tử, cải tạo nhà xưởng trọn gói

Cung cấp đủ ánh sáng cho môi trường nhà xưởng là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi cung cấp đủ ánh sáng thì mọi hoạt động trong nhà máy mới có thể đảm bảo được diễn ra. Chính vì vậy khâu thiết kế chiếu sáng nhà máy là khâu không thể bỏ qua.Dưới đây, Công ty TNHH MTV ANO đã tổng hợp cách thiết kế chiếu sáng cho nhà máy phổi biến nhất hiện nay.

1. Tiêu chuẩn chiếu sáng xưởng công nghiệp

Để thực hiện tốt khâu thiết kế chiếu sáng nhà máy, trước tiên bạn cần biết được tiêu chuẩn chiếu sáng nhà máy là gì?

1.1 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà máy

  • Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà máy áp dụng cho việc chiếu sáng tại nơi làm việc. Đó có thể là chiếu sáng xưởng sản xuất thực phẩm, xưởng chế tạo….
  • Chiếu sáng tốt cho nhà xưởng sẽ đảm bảo tạo môi trường thị giác ổn định. Đảm bảo cho các hoạt động quan sát, di chuyển an toàn và thực hiện nhanh chóng hơn. Đồng thời sẽ đảm bảo năng suất lao động  trong môi trường làm việc.

1.2 Tiêu chí thiết kế ánh sáng trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà máy

Trong quá trình thiết kế ánh sáng rất cần quan tâm và thực hiện các tiêu chí trong tiêu chuẩn chiếu sáng nhà máy.

  • Đảm bảo chiếu sáng vùng làm việc về độ rọi trên bề mặt làm việc. Ngoài ra phải đảm bảo chỉ số hoàn màu của đèn. Đáp ứng đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008.
  • Đáp ứng mật độ công suất và sử dụng năng lượng hiệu quả nhất. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 09:2013/BXD.
  • Đèn LED chiếu sáng nhà máy phải đáp ứng an toàn, tiết kiệm, thân thiện môi trường. Các sản phẩm có hiệu suất cao, đảm bảo chất lượng phù hợp với nhiều không gian. Thiết bị phải đảm bảo chiếu sáng ngay cả trong môi trường khắc nghiệt.
  • Sử dụng sản phẩm có dải nhiệt độ rộng. Ngoài ra có chỉ số hoàn màu càng càng càng tốt. Đảm bảo phản ánh đúng chân thực màu sắc của sự vật được ánh sáng chiếu đến.
  • Không gian được chiếu sáng phải hạn chế tuyệt đối độ chói lóa.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà máy

  • Diện tích chiếu sáng = chiều dài * chiều rộng
  • Chỉ số quang thông của đèn. Chỉ số quang thông của đèn càng lớn thì đèn càn sáng.
  • Độ rọi của đèn.  Đọi của đèn được xác định bằng công thức lumen/m2.
  • Chỉ số hoàn màu của đèn. Chỉ số hoàn màu của đèn càng cao càng thể hiện được màu sắc sự vật được ánh sáng chiếu đến. Hiện nay chỉ số hoàn màu đạt chuẩn là trên 85.
  • Mục đích chiếu sáng. Từng khu vực chiếu sáng sẽ có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Vậy nên cần phải thiết kế ánh sáng khác nhau.

Chỉ cần dựa vào các tiêu chí thiết kế ánh sáng trong bộ tiêu chuẩn chiếu sáng nhà máy, khách hàng sẽ có được những ý tưởng thiết kế ánh sáng cho không gian chiếu sáng của mình.

2. 5 phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà máy

Thiết kế chiếu sáng nhà máy làm sao vừa cung cấp đủ ánh sáng vừa tiết kiệm được tối đa chi phí mới là điều mà các doanh nghiệp quan tâm. Hiểu được tâm lý của khách hàng chính vì vậy mà Công ty TNHH MTV ANO đã tổng hợp đưa ra giải pháp thiết kế chiếu sáng nhà máy khác nhau để khách hàng tham khảo.

2.1 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà máy bằng hệ số sử dụng Ksd

Đặc điểm phương pháp

  • Dùng cho tính toán chiếu sáng chung.
  • Áp dụng cho các phân xưởng có diện tích > 10m2.

Nội dung tính toán

  • Bước 1: Xác định được mức chiếu sáng cần thiết cho bề mặt phòng là bao nhiêu, loại đèn phát sáng là gì?
  • Bước 2: Thu thập số liệu phòng theo bảng mẫu dưới đây:
Kích thước phòng Chiều dài L1 10 m
Chiều rộng L2 10 m
Diện tích sàn nhà L3 100 m2
Chiều cao trần nhà L4 3,0 m
Hệ số phản xạ bề mặt Trần nhà L5 0,7 p.u
Tường L6 0,5 p.u
Sàn nhà L7 0,2 m
Chiều cao bề mặt làm việc tính từ sàn nhà L8 0,9 m
Chiều cao bộ đèn tính từ sàn nhà L9 2,9 m
  • Bước 3: Tính số đo phòng = (Dài * Rộng) : Cao * (Dài + Rộng)
  • Bước 4: Tính hệ số sử dụng = Tỉ lệ % của lumen của đèn phát ra cho đến bề mặt làm việc
  • Bước 5: Tính số đèn cần dùng: N=(E*A)/(F*UF*LLF)
    • N = Số mối lắp
    • E = Mức lux cần thiết lên bề mặt làm việc
    • A = Diện tích (L x W)
    • F = Tổng lượng dòng (lumen) của tất cả các đèn trong một mối lắp
    • UF = Hệ số sử dụng lấy từ bảng đối với mối lắp
    • LLF = Hệ số thất thoát ánh sáng. Hệ số này tính độ hao mòn theo thời gian của lượng ánh sáng phát ra từ đèn và lượng bụi tích tụ trên mối lắp và trên tường nhà

2.2 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà máy từng điểm

Đặc điểm phương pháp

  • Dùng để tính toán các phân xưởng yêu cầu độ rọi cao.
  • Coi đèn led một điểm sáng để áp dụng định luật bình phương khoảng cách.

Nội dung tính toán

  • Phân biệt được:
    • Độ rọi trên mặt phẳng ngang (Eng)
    • Độ rọi trên mặt phẳng đứng (Eđ)
    • Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (Engh)
  • Độ rọi  được tính bằng tỷ lệ giữa quang thông (lumen) và diện tích chiếu sáng. Hoặc độ rọi được tính bằng tỷ lệ cường độ chiếu sáng và bình phương khoảng cách (R).
  • Cách tính đó là xét độ rọi tại một điểm cố định có khoảng cách tới điểm sáng là R. Phương trục quang hợp với phương pháp tuyến 1 góc enpha. Sau đó tính ba điểm đó là:
    • Độ rọi A trên mặt phẳng ngang.
    • Tính độ rọi A trên mặt phẳng đứng.
    • Tính độ rọi A trên mặt phẳng nghiêng.

2.3 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà máy gần chính xác

Đặc điểm phương pháp

  • Phương pháp này thích hợp dùng để tính toán chiếu sáng cho các phòng nhỏ.
  • Hoặc dùng để chiếu sáng khu vực phòng có chỉ số phòng < 0.5.
  • Dùng để thiết kế chiếu sáng những khu vực không cần chính xác lắm.

Nội dung phương pháp

  • Xác định công suất trên một đơn vị diện tích (w/m2) *  Diện tích sẽ được công suất tổng. Từ đó xác định số đèn, loại đèn, độ treo cao..
  • Tính được công suất tổng, chọn sơ bộ số đèn, công suất mỗi đèn. Và có thể sử dụng phương pháp từng điểm để kiểm tra lại.

2.4 Phương pháp tính gần chính xác thứ 2

Phương pháp tính gần chính xác thứ 2
  • Phương pháp tính gần chính xác thứ 2 tương tự như phương pháp thứ 3.
  • Khi thiết kế lấy độ rọi phù hợp với độ rọi trung bình thì không cần điều chỉnh.
  • Khi thiết kế lấy độ rọi không phù hợp với độ rọi trung bình thì phải điều chỉnh.

2.5 Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà máy gần đúng với đèn ống

Đặc điểm phương pháp

Phương pháp này người ta tính sẵn với 1 phòng được chiếu sáng bởi 2 đèn ống 30w(30 x 2 = 60w) có độ rọi định mức Eđm = 100lx, đèn 60/220 có quang thông = 1230lm

Khi tính toán tuân thủ các quy định.

  • Phòng gọi là rộng khi >= 4
  • Phòng gọi là vừa khi = 2
  • Phòng gọi là nhỏ khi <= 1
  • Hệ số phản xạ của trần màu thẫm: ρtr = 0.7
  • Hệ số phản xạ của trần màu trung bình: ρtr =0.5
  • Hệ số phản xạ của tường màu thẫm: ρtg = 0.5
  • Hệ số phản xạ của tường màu trung bình: ρtg = 0.3
  • Khi phối quang trực xạ k = 1.3
  • Khi phối quang phản xạ k = 1.5
  • Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k = 1.4

3. Tính toán thiết kế chiếu sáng nhà máy

  • Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà máy sẽ giúp chúng ta xác định được độ rọi yêu cầu trong khu vực nhà máy.
  • Có cái nhìn chung nhất về yêu cầu độ sáng trong nhà xưởng. Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình tính tổng lượng ánh sáng cần dùng, công suất đèn cần dùng và số lượng đèn cần dùng cho nhà xưởng là bao nhiêu.

3.1 Tính toán công suất đèn chiếu sáng nhà máy

  • Chiếu sáng tốt cho nhà xưởng đòi hỏi bạn phải tính toán được công suất chiếu sáng nhà máy phù hợp nhất.
  • Với hơn 10 năm kinh nghiệm, thực hiện các dự án lớn nhỏ Công ty TNHH MTV ANO đã tổng hợp bảng tính giữa công suất và chiều cao treo đèn dưới đây khách hàng có thể tham khảo.
Chiều cao treo đèn (m) Công suất đèn đèn led (W) Công suất đèn truyền thống Halogen (W)
4 40 300
5 40, 60 300
6 40, 60, 80 300 – 500
7 68, 80, 100 500 – 1000
8 80, 100, 120 500 – 1000
9 100, 120, 150 500 – 1000
10 100, 120, 150 1000 – 1500
11 120, 150, 200 1000 – 1500
12 120, 150, 200 1000 – 1500
13 150, 200, 250 1500 – 2000
  • Trong nhà xưởng có nhiều khu vực khác nhau. Mỗi khu vực sẽ có chiều cao cũng như mục đích chiếu sáng riêng. Chính vì thế bảng tính chiều cao – công suất trên hoàn toàn còn có thể thay đổi.
  • Khách hàng có thể thay đổi sao cho phù hợp đối với không gian chiếu sáng nhất.

3.2 Tính toán số lượng đèn chiếu sáng nhà máy

Sử dụng đủ số lượng bóng đèn sẽ đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho khu vực nhà máy. Vì vậy việc tính toán số lượng đèn chính xác sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối đa.

Tính tổng lượng ánh sáng cần dùng

  • Công thức tính tổng lượng ánh sáng = Diện tích mặt bằng (m2) * Tiêu chuẩn quang của từng đơn vị chiếu sáng (Tiêu chuẩn quang thông của từng khu vực dựa vào bảng yêu cầu quang thông của tiêu chuẩn ánh sáng)
  • Ví dụ. Tính tổng quang thông của xưởng may 100 m2, tiêu chuẩn quang thông là 300 lm. Vậy tổng ánh sáng = 100 * 300 = 30.000 (lm).

Tính tổng công suất cần dùng

  • Công thức tính tổng công suất cần dùng = Tổng ánh sáng : Hiệu suất phát quang
  • Ví dụ. Tổng ánh sáng xưởng may cần dùng là 30.000 (lm). Hiệu suất phát quang là 130 (lm/w). Tổng công suất cần dùng = 30.000 : 100 = 300 (w)

Tính số lượng bóng đèn cần dùng

  • Công thức tính số lượng bóng đèn = Tổng công suất cần dùng : Công suất của một bóng đèn.
  • Ví dụ. Tổng công suất cần dùng là 300w. Bạn có ý định dùng đèn LED nhà xưởng 50w. Vậy số bóng đèn cần dùng là: 300 : 50 = 6.

Cần tìm đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà máy tại Hải Dương

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, Công ty ANO sẽ mang đến thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà máy giải pháp tối ưu nhất cho nhà máy, nhà xưởng của bạn. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
VPGD: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Hotline: 0941 458 666 (Mr.Giáp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *