Thiết kế điện nhà xưởng là một phần vô cùng quan trọng. Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp chuẩn, rõ ràng từng chi tiết là bước quan trọng để thi công đúng tiến độ và lắp đặt chính xác từng thiết bị, đường dây điện.
Nội dung bài viết
- Quy trình thiết kế điện nhà xưởng chuẩn nhất
- 5 yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống điện nhà xưởng công nghiệp
- 1. Xây dựng bản vẽ hệ thống điện công nghiệp dễ đọc
- 2. Đảm bảo về độ an toàn của hệ thống điện công nghiệp
- 3. Bản vẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nước về điện công nghiệp
- 4. Đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất của các thiết bị trong hệ thống điện công nghiệp
- 5. Tính toán được khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp
- Tìm nhà thầu cơ điện nhà xưởng tại Hải Dương?
Quy trình thiết kế điện nhà xưởng chuẩn nhất
Quy trình 5 bước khi thiết kế điện nhà xưởng
Hệ thống điện công nghiệp chiếm khoảng 40-60% khối lượng M&E, có vai trò quyết định đến toàn bộ việc sản xuất và vận hàng của nhà máy. Do đó, hệ thống phải được thiết kế chuẩn ngay từ những bước đầu tiên. Theo khảo sát chung, quy trình thiết kế trải qua 5 bước như sau.
1. Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng về thiết kế điện nhà xưởng
- Thu thập số liệu, đo đạc diện tích cần lắp đặt hệ thống điện công nghiệp là công việc cần làm đầu tiên trong thiết kế
- Thu thập số liệu, đo đạc diện tích cần lắp đặt hệ thống điện công nghiệp là công việc cần làm đầu tiên trong thiết kế
- Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, đơn vị thi công sẽ tiến hành thu thập các thông tin của công trình, nhà máy. Đó là các thông tin chi tiết về: diện tích không gian, số lượng công nhân, thiết bị máy móc, ngành nghề sản xuất, những loại thiết bị cần sử dụng.
- Để đảm bảo tính chính xác, các kỹ sư sẽ khảo sát thực tế tại nhà xưởng doanh nghiệp. Thực hiện kiểm tra, đo đạc và thu thập những thông tin trên.
2. Tư vấn, đưa ra phương án hợp lý nhất thiết kế điện nhà xưởng
Căn cứ theo nguồn thông tin thu thập và tình hình thực tế của doanh nghiệp, đơn vị thi công sẽ tính toán các phương án cụ thể. Tất cả phương án phải đảm bảo các yêu cầu về:
- Nhu cầu tải điện, hệ thống chiếu sáng, làm mát, các thiết bị trong sản xuất…
- Tính toán phân bổ lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị sử dụng điện;
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, tiện lợi và an toàn;
Sau khi nhận được phương án, doanh nghiệp sẽ đánh giá và chọn lựa phương án thi công phù hợp nhất. Hai bên trao đổi và cùng thống nhất phương án cuối cùng.
3. Lên bản vẽ thiết kế sơ bộ cho hệ thống điện
Bản thiết kế hệ thống điện nhà xưởng sơ bộ cần dễ đọc cũng như thể hiện khái quát hệ thống như thế nào?
Bản thiết kế hệ thống điện nhà xưởng sơ bộ cần dễ đọc cũng như thể hiện khái quát hệ thống như thế nào?
Hệ thống điện nhà xưởng sẽ được thể hiện bao quát trên bản thiết kế sơ bộ. Qua đó, doanh nghiệp sẽ biết được hệ thống điện tại nhà xưởng như thế nào, cách bố trí các thiết bị nằm ở đâu, khu vực vận hành, khu vực lắp đặt tủ điện nhà xưởng công nghiệp…
Bản thiết kế sơ bộ cần được thể hiện rõ nét, dễ hiểu, đúng với tỷ lệ thực tế nhằm tạo nên góc nhìn khách quan nhất đến khách hàng.
4. Gửi khách hàng duyệt thiết kế sơ bộ
Đơn vị thi công sẽ trình bày bản thiết kế hệ thống điện công nghiệp sơ bộ. Doanh nghiệp dựa trên bản thiết kế để nhận định tính hợp lý về: việc bố trí thiết bị, tính toán về số lượng thiết bị dự kiến, chi phí lắp đặt và vận hành dự kiến,….Từ đó đưa ra nhận xét thiết thực, góp phần hỗ trợ hoàn thành bản thiết kế một cách tốt nhất.
5. Lên bản thiết kế thi công hoàn chỉnh
- Bản thiết kế hoàn chỉnh thể hiện được vị trí lắp đặt, số lượng và phương thức bố trí của hệ thống điện công nghiệp tại nhà xưởng.
- Dựa trên sự đồng thuận và ý kiến đóng góp của quý doanh nghiệp đơn vị thi công sẽ xây dựng bản thiết kế hoàn chỉnh. Trong bản thiết kế sẽ thể hiện rõ vị trí của từng thiết bị, các loại thiết bị được sử dụng, khung cảnh sau khi lắp đặt hệ thống điện, các mô phỏng về hoạt động sử dụng, vận hành,… Nên thiết kế bản vẽ 3D để thể hiện chân thực nhất các thông tin trên.
Hệ thống cáp động lực:
- Mục này cần phải tính toán hợp lý và chính xác hệ thống cáp động lực trong nhà xưởng để đem lại hiệu quả cao nhất.
Vị trí lắp đặt thang máy:
- Đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp, người dùng. Vị trí lắp thang cần đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng.
Hệ thống chiếu sáng:
Tính toán phù hợp với từng khu vực như: sinh hoạt, sản xuất,… để đảm bảo đủ cường độ ánh sáng.
- Dự phòng biện pháp nâng cao và cải tạo hệ thống điện: trong quá trình sử dụng điện năng nếu công suất quá cao sẽ khiến dây dẫn điện quá tải, bị xuống cấp nên cần có những biện pháp nâng cấp thường xuyên.
Phương án bảo trì, sửa chữa:
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện định kỳ để kịp thời khắc phục sự cố.
Phương án di dời hệ thống điện, máy móc:
Cần lên kế hoạch và đặt mốc thời gian cụ thể cho việc di dời để đảm bảo nhanh chóng tái vận hành hoạt động, giảm chi phí khấu hao thời gian.
5 yêu cầu cơ bản khi thiết kế hệ thống điện nhà xưởng công nghiệp
Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp chuẩn, rõ ràng từng chi tiết là bước quan trọng để thi công đúng tiến độ và lắp đặt chính xác từng thiết bị, đường dây điện. Do đó khi thiết kế hệ thống điện cần lắm rõ 5 yêu cầu cơ bản như sau:
1. Xây dựng bản vẽ hệ thống điện công nghiệp dễ đọc
- Bản vẽ thiết kế đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ giúp đội ngũ thi công thực hiện chính xác từng chi tiết như đi đường dây điện, lắp đặt tủ điện nhà xưởng… từ đó góp phần đảm bảo tiến độ dự án. Các ký hiệu sử dụng trong bản vẽ đúng theo ngôn ngữ, ký hiệu kỹ thuật. Đồng thời, có chú thích, giải thích ký hiệu ở dưới bản vẽ.
- Bản vẽ được thể hiện rõ ràng từng khu vực bố trí ra sao, tỉ lệ so với thực tế là bao nhiêu. Ví dụ 1:2 hoặc 1:5 hoặc 1:10.
- Bên cạnh đó, người thiết kế phải ghi rõ bản vẽ này áp dụng cho khu vực nào trong nhà máy, nhà xưởng, hệ thống công nghiệp… Để đơn vị thi công chuẩn bị đúng thiết bị và thực hiện đúng khu vực theo yêu cầu.
2. Đảm bảo về độ an toàn của hệ thống điện công nghiệp
- Mục đích khi xây dựng bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện không chỉ hỗ trợ tiến độ thi công đúng chuẩn mà còn đảm bảo an toàn với người lao động. Trưởng nhóm kỹ thuật sẽ phân tán người lao động khỏi các khu vực thi công hệ thống điện. Sắp xếp và chuẩn bị các trang thiết bị bảo hộ cần thiết cho từng hạng mục thi công.
- Khi thiết kế cần tính toán về tải điện, đường dẫn. Tránh tối đa các tình trạng có thể gây chập, cháy hay mất an toàn điện cho người lao động.
Chính vì thế, đảm bảo an toàn là yếu tố quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu khi xây dựng hệ thống điện của bất cứ doanh nghiệp nào.
3. Bản vẽ đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà nước về điện công nghiệp
Ngoài 2 tiêu chí dễ đọc và an toàn thì bản vẽ hệ thống điện công nghiệp cũng cần đảm bảo các yếu tố về tiêu chuẩn của nhà nước. Các tiêu chuẩn đó là:
- TCVN 8241-4-2:2009 tương đương với IEC 61000-4-2:2001. Tiêu chuẩn về “Tương thích điện từ (EMC) – Miễn nhiễm đối với hiện tượng phóng tĩnh điện – Phương pháp đo và thử”.
- TCVN 5699-1:2010 tương đương với IEC 60335-1:2010. Tiêu chuẩn về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự – An toàn
- TCVN 7922:2008 tương đương với IEC 60617: 2002. Tiêu chuẩn về ký hiệu sử dụng trong bản vẽ hệ thống điện.
- Tiêu chuẩn xây dựng – TCXDVN 319:2004. Tiêu chuẩn về lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp.
- Tiêu chuẩn ngành – 11TCN 18:2006. Tiêu chuẩn về quy phạm trang bị điện.
- TCVN 3715:82. Tiêu chuẩn về Trạm biến áp trọn bộ công suất đến 1000 kVA, điện áp đến 20 kV – Yêu cầu kỹ thuật.
4. Đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất của các thiết bị trong hệ thống điện công nghiệp
- Bản vẽ điện công nghiệp cần tính đến khả năng cung cấp điện ổn định cho quá trình sản xuất
- Hệ thống điện cần đảm bảo được khả năng cung cấp nguồn điện ổn định cho quá trình sản xuất
- Vì các kỹ sư sẽ thi công đúng như bản vẽ thiết kế, nên bản vẽ phải cam kết hệ thống điện vận hành ổn định và liên tục. Hệ thống máy móc thiết bị, hệ thống đèn, quạt, thông gió… hoạt động hiệu quả, đúng với công suất và các tính toán ban đầu. Từ đó, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ diễn ra trơn tru và vận hành ổn định trong thời gian dài.
- Trưởng nhóm kỹ thuật điện của doanh nghiệp sẽ quyết định sử dụng các thiết bị phù hợp. Tránh một số trường hợp như bị quá tải hoặc điện năng không ổn định. Có thể làm máy móc bị hỏng hoặc hoạt động kém hiệu quả.
5. Tính toán được khối lượng điện năng sử dụng cho doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn cuối cùng của một bản vẽ thiết kế hệ thống điện công nghiệp chuẩn là tính toán chi phí điện năng khi sử dụng. Đồng thời, bản vẽ cũng cần thể hiện rõ phương án tối ưu chi phí sử dụng điện năng nhất mà vẫn đem lại hiệu quả, máy móc hoạt động ổn định. Doanh nghiệp có thể chủ động về chi phí hoặc thay thế các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp hơn, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Để thiết kế bản vẽ đáp ứng đủ 5 yêu cầu trên. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân sự lành nghề, am hiểu về điện công nghiệp. Hoặc tìm đến sự hỗ trợ từ các công ty chuyên về thiết kế điện công nghiệp. Để được tư vấn phương án thiết kế hợp lý nhất.
Tìm nhà thầu cơ điện nhà xưởng tại Hải Dương?
- Chúng tôi tự hào là nhà thầu hệ thống điện công nghiệp chất lượng hàng đầu tại Hải Dương
- Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giỏi, tay nghề cao tâm huyết với nghề có thể tư vấn đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.
- Luôn có Giám sát chuyên môn giám sát công trình.
- Tinh thần làm việc có kỷ luật và trách nhiệm cao
- Dịch vụ đầy đủ từ cung cấp vật tư thiết bị đến thi công lắp đặt sửa chữa hoàn thiện.
- Chi phí sửa chữa và nhân công thi công hợp lý.
- Cam kết bảo hành miễn phí 1 năm hệ thống điện.
Quý khách có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện vui lòng liên hệ Công ty ANO để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
VPGD: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Website:https://anogroup.vn/
Hotline: 0941 458 666 -0912 815 114
Facebook:https://www.facebook.com/giapkhoilua