Bạn đang cần tìm một đơn vị thi công hệ thống chống sét chuyên nghiệp tại Hải Dương? Bạn cần một đối tác đáng tin cậy nhưng chưa biết chọn đơn vị nào?
Nếu các bạn đang muốn tìm một đơn vị chuyên tư vấn giải pháp và lắp hệ thống chống sét đúng tiêu chuẩn và uy tín nhất tại Hải Dương thì Công ty TNHH MTV ANO chính là sự lựa chọn hàng đầu tốt nhất dành cho các bạn.
Nội dung bài viết
Thi công hệ thống chống sét là gì?
Thi công hệ thống chống sét là một mô hình bao gồm cột thu lôi, dây dẫn, thanh đặt dưới đất nhằm mục đích đưa sét ( truyền tải tia sét) xuống đất nhằm mang lại sự an toàn cho con người và vật chất khi bị sét đánh trúng.
Cột thu lôi hay cột chống sét là một thanh kim loại hoặc vật bằng kim loại được gắn trên đỉnh của một tòa nhà, điện ngoại quan bằng cách sử dụng một dây dẫn điện để giao tiếp với mặt đất hoặc “đất” thông qua một điện cực, thiết kế để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp sét tấn công.
Thi công hệ thống chống sét nhằm mục đích đưa sét xuống đất
Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét
Trước và trong cả quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế cần trao đổi và thống nhất về phương án với các bộ phận liên quan. Những số liệu sau đây cần được xác định một cách cụ thể:
a) Các tuyến đi của toàn bộ dây dẫn sét;
b) Khu vực để đi dây và các cực nối đất;
c) Chủng loại vật tư dẫn sét;
d) Biện pháp cố định các chi tiết của hệ thống chống sét vào công trình, đặc biệt nếu có ảnh hưởng tới vấn đề chống thấm cho công trình;
e) Chủng loại vật liệu chính của công trình, đặc biệt là phần kết cấu kim loại liên tục như các cột, cốt thép;
f) Địa chất công trình nơi xây dựng và giải pháp xử lý nền móng công trình;
g) Các chi tiết của toàn bộ các đường ống kim loại, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cầu thang trong và ngoài công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét;
h) Các hệ thống ngầm khác có thể làm mất ổn định cho hệ thống nối đất;
i) Các chi tiết của toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lắp đặt trong công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét.
Công ty thi công lắp đặt hệ thống chống sét chuyên nghiệp tại Hải Dương
ANO là công ty chuyên thi công hệ thống chống sét tại Hải Dương và các tỉnh thành khắp cả nước, với kinh nghiệm, uy tín đội thi công chống sét luôn đảm bảo an toàn khi sử dụng. ANO chuyên nhận và báo giá lắp đặt dịch vụ thi công hệ thống chống sét tại các tòa nhà cao tầng, cao ốc, văn phòng công ty hay các công trình, nhà xưởng, kho bãi, trang trại nhằm giảm thiểu mức độ hư hao về tài sản nhà cửa khi xảy ra giông sét. Là công ty với hơn 10 năm thực hiện thi công chống sét cho các nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, với việc sử dụng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các công trình.
Quy trình thi công hệ thống chống sét tại Hải Dương
Quy trình thi công hệ thống chống sét phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của các thiết bị.
ANO thi công lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà ở tại Hải Dương
Dù bạn thi công cho gia đình hay tòa nhà thì cũng đều phải thực hiện lần lượt các bước theo quy trình dưới đây:
Thi công hệ thống tiếp địa
Bước 1: Định vị vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng cọc.
Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất. Đảm bảo tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-80m, sâu 20-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 3: Đóng cọc tiếp đất. Khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trước khi đóng cọc để hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất.
Bước 4: Lắp đặt dây dẫn sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng trần hoặc cáp đồng bọc. Rải dây cáp dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.
Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn.
Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.
Lắp đặt cột thu
Bước 7: Gia công trụ đỡ kim thu sét. Lắp đặt trụ đỡ và kim thu theo bản vẽ thiết kế thi công hệ thống chống sét.
Bước 8: Kết nối kim thu sét với dây dẫn sét. Chú ý nên luồn dây dẫn trong ống cách điện từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa. Điều này nhằm tránh sự lan truyền của dòng điện vào kết cấu công trình.
Bước 9: Lắp đặt bộ đếm sét (nếu có).
Bước 10: Tiến hành đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất của hệ thống và đo thông mạch dây dẫn sét.
Kiểm tra định kỳ
Sau khi đưa vào sử dụng công trình chống sét cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ. Việc này sẽ đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của các thiết bị. Đồng thời kịp thời sửa chữa nếu xảy ra sự cố.
Thời gian kiểm tra định kỳ tốt nhất không nên quá 12 tháng. Và cần sự giúp đỡ của những người có chuyên môn. Đối với khu vực giống sét hoạt động mạnh thì việc kiểm tra, đo đạc có thể thường xuyên hơn.
Kiểm tra sẽ ghi chép lại trạng thái của dây dẫn, các mối nối và điện cực đất sao cho vẫn phù hợp tiêu chuẩn chống sét.