Nhà xưởng công nghiệp được sử dụng trong một thời gian dài. Khiến chất lượng xuống cấp và phát sinh một số vấn đề. Bạn cần phải chú ý để khắc phục kịp thời. Việc bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo sửa chữa nhà xưởng cũ đảm bảo cho việc sản xuất, phát triển và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của việc cải tạo nhà xưởng cũ
Nhà xưởng được xem là một trong những loại tài sản. Có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cải tạo nhà xưởng cũ thường bao gồm nhiều hoạt động. Làm thay đổi chất lượng công trình theo chiều hướng tích cực hơn. Giảm thiểu các sự cố hư hỏng nhằm đảm bảo công năng nhà xưởng.
Dưới những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, gió, mưa bão, ẩm ướt,… Có thể làm một số bộ phận của nhà xưởng chịu sự tác động tiêu cực.
Hệ thống điện không được kiểm tra thường xuyên nên dễ gây ra hiện tượng cháy nổ. Nguồn nước bị ô nhiễm do hệ thống xử lý nước kém hiệu quả. Bên cạnh đó là ý thức của việc lau dọn, vệ sinh tòa nhà thấp sẽ tạo điều kiện để bụi bặm, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Phát triển mạnh trong một môi trường đang có rất nhiều công nhân làm việc.
Vì vậy, nếu hoạt động cải tạo nhà xưởng cũ ít được chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Mà còn khiến kết quả kinh doanh hằng tháng của công ty thường xuyên bị sụt giảm so với giai đoạn trước.
Các bước quan trọng trong kế hoạch cải tạo nhà xưởng Cũ
Tìm kiếm đơn vị cải tạo sửa chữa nhà xưởng cũ chuyên nghiệp
Nếu bạn nắm rõ mọi thông tin liên quan đến tình trạng thực tế của công trình. Thì việc đưa ra quyết định cuối cùng về cách thức sửa chữa sẽ dễ dàng được thực hiện hơn. Những nội dung này có thể liên quan đến khoảng thời gian đã sử dụng, chất liệu xây dựng. Cách thiết lập hệ thống điện nước, những bộ phận bị hư hỏng,…
Tiếp theo đó, chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm một đơn vị thi công chuyên nghiệp. Để cung cấp thông tin và nhờ hỗ trợ thực hiện quá trình cải tạo nhà xưởng cũ.
Khảo sát thực tế hiện trạng của công trình
Sau khi lựa chọn một nhà thầu xây dựng phù hợp thì. Chủ đầu tư sẽ cùng tiến hành kiểm tra tình trạng về kết cấu và độ an toàn của công trình.
Dựa vào các số liệu về công trình thu thập được mà đơn vị tư vấn có thể đề xuất các phương án thiết kế phù hợp với năng lực tài chính của khách hàng.
Xây dựng các giải pháp sửa chữa cải tạo nhà xưởng hiệu quả
Tùy vào điều kiện thực tế của nhà xưởng. Để đơn vị xây dựng sẽ có phương án cải tạo nhà xưởng cũ tối ưu nhất. Những nội dung này thường bao gồm một số vấn đề như:
- Mục đích để xây dựng mới, nâng cấp hay tu sửa các bộ phận bị hư hỏng.
- Các giai đoạn cải tạo nhà xưởng cũ được thực hiện như thế nào.
- Mức độ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp.
- Thời gian thi công trong bao lâu.
- Tính thẩm mỹ của nhà xưởng.
Lập dự toán và báo giá sửa chữa, cải tạo nhà xưởng
Việc tính toán trước số tiền cần phải chi tiêu cho quá trình cải tạo nhà xưởng cũ. Giúp doanh nghiệp chủ động hơn khi thảo luận vấn đề giá cả với nhà thầu. Hiểu một cách đơn giản có thể phân loại chi phí thành 2 nhóm gồm:
- Mua sắm trang thiết bị, nội thất, công cụ,… Để thay thế mới những vật dụng cùng loại đã bị hư hỏng.
- Chi phí đầu tư cho các hạng mục công việc như tháo dỡ, nâng cấp, xây dựng mới hoàn toàn kiến trúc. Đảm bảo công năng và sự an toàn cho người lao động khi làm việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trao đổi ý kiến với đơn vị thi công về ngân sách. Nhằm cân đối số tiền cải tạo sửa chữa nhà xưởng cũ một cách hợp lý hơn so với năng lực thanh toán của mình.
Triển khai thực hiện công việc trong thực tế
Quá trình thi công đòi hỏi đơn vị xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc cần thiết. Để đảm bảo tiến độ làm việc đúng theo kế hoạch đã đưa ra.
Mọi tiêu chuẩn kỹ thuật phải phù hợp với phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu. Và bản vẽ ME đã được thống nhất.
Bàn giao và đưa công trình vào sử dụng
Sau khi hoàn tất các giai đoạn thi công cải tạo nhà xưởng cũ. Nhà thầu và chủ đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra lại chất lượng của công trình. Để có những điều chỉnh, khắc phục kịp thời các sai sót.
Hoạt động cải tạo nhà xưởng cũ luôn đóng một vai trò nhất định trong việc ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, bạn không nên chủ quan và coi nhẹ vấn đề này để tránh gặp phải những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.