Phòng cháy chữa cháy là hoạt động cần sự chung tay của các cá nhân, tổ chức và cả cộng đồng. Chính vì thế, mỗi người cần có trách nhiệm chủ động học hỏi kiến thức về PCCC là gì cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình và những người xung quanh .
Vậy, hãy cùng Công ty TNHH MTV ANO tìm hiểu ngay các thông tin về chủ đề này qua bài viết hôm nay bạn nhé!
Nội dung bài viết
Phòng cháy chữa cháy là gì?
Phần mở đầu bài viết, chúng tôi trả lời câu hỏi phòng cháy chữa cháy là gì? Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?
Phòng cháy chữa cháy (Fire Fighting Prevention) là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật với mục đích loại trừ hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu hộ cứu nạn, chữa cháy, chống cháy lan rộng hiệu quả. Từ đó, giảm tối đa các thiệt hại về người và tài sản do cháy nổ gây ra.
Về cơ bản có thể tách thành 2phần chính là hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Nắm được phòng cháy là gì, chữa cháy là gì sẽ giúp bạn hiểu được tổng quát công tác PCCC trong thực tế.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy
Sau khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì? Công ty TNHH MTV ANO tiếp tục giới thiệu đến bạn các biện pháp PCCC sau đây.
Biện pháp phòng cháy
Khi hiểu được khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì? Dĩ nhiên chúng ta dễ dàng chia ra được các biện pháp để hạn chế cháy nổ đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.
Đầu tiên là các biện pháp phòng cháy như:
– Đầu tiên đó là tự cập nhật các kiến thức liên quan đến công tác PCCC. Hoặc tham gia các buổi tập huấn phòng chống cháy nổ của khu chung cư, tổ dân phố,…
– Chủ động thay thế các vật dụng hay vật liệu dễ cháy nổ.
– Cách ly nguồn cháy với chất dẫn cháy, dễ cháy.
– Kiểm tra nguồn có thể dẫn đến cháy nổ ở chung cư, tòa nhà,… như hệ thống đường dây điện, bình ga, bếp ga, bếp điện,….
– Kiểm tra hệ thống PCCC.
– Đặc biệt, phải trang bị các thiết bị pccc tại nơi ở, sinh hoạt, làm việc theo quy định.
Biện pháp chữa cháy
Khi có hỏa hoạn bạn nên làm gì để hạn chế đám cháy lan rộng, bảo vệ tính mạng và tài sản của mình cũng như những người xung quanh?
Trong tình huống đó, tuyệt đối không hoảng loạn, cố gắng giữ bình tĩnh và thực hiện 3 biện pháp cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, ngăn chặn sự tiếp xúc của ngọn lửa với oxy để khống chế đám cháy. Có thể sử dụng các thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy cầm tay, bình dung dịch bọt foam,…phủ lên bề mặt cháy. Bên cạnh đó, di chuyển các vật liệu, đồ dùng dễ bắt lửa để đám cháy không lan rộng.
– Thứ hai, dùng đồ dùng có sẵn trong nhà như chăn, đệm nhúng nước, hoặc cát, bao tải xung quanh để phủ lên bề mặt cháy.
– Cuối cùng, có thể dùng nước để chữa cháy. Tuy nhiên, nếu nhận thấy đám cháy do chập điện thì nên cân nhắc. Vì nước cũng là chất dẫn điện và có thể gây nguy hại đến tính mạng.
4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy
Khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì đã được triển khai trong thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo qua phương châm 4 tại chỗ:
– Chỉ huy tại chỗ: ở đây, có thể là tổ trưởng dân phố/đội trưởng dân phòng hay người được ủy quyền chịu trách nhiệm chỉ huy nơi địa bàn xảy ra hỏa hoạn.
– Lực lượng tại chỗ: chính là công dân sinh trên địa bàn dân cư mà nòng cốt là lực lượng dân phòng.
– Phương tiện tại chỗ: sử dụng những vật dụng tại chỗ để ngăn đám cháy lan rộng như nguồn nước, cát, bình chữa cháy,…
– Vật tư & hậu cần tại chỗ: bao gồm những nhu yếu phẩm, trang bị cần thiết phục cụ công tác PCCC & cứu nạn cứu hộ.
Trách nhiệm trong phòng cháy chữa cháy
Trong phần đầu tiên, chúng ta đã biết được khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì và các biện pháp cơ bản PCCC tại chỗ. Từ đó có thể nhận thấy được vai trò quan trọng cũng như trách nhiệm trong PCCC của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Cá nhân
Không chỉ có các lực lượng cảnh sát PCCC có trách nhiệm dập tắt đám cháy, cứu hộ nạn nhân mà mỗi cá nhân cũng góp phần quan trọng trong công tác này.
Việc chủ động trong phòng cháy chữa cháy chính là tự bảo vệ tính mạng, tài sản của mình và cả những người xung quanh.
Chính vì thế, mỗi người cần nắm vững khái niệm PCCC là gì? Các biện pháp khống chế đám cháy khi phát hiện hỏa hoạn xảy ra. Đồng thời, tự trang bị các thiết bị PCCC tại nhà như:
- Bình chữa cháy,
- Dây thang thoát hiểm, mặt nạ chống khói
- Búa thoát hiểm,…
Cuối cùng, các cá nhân nên báo cháy cho lực lượng chức năng khi có cháy nổ. Và phối hợp với họ để công tác PCCC hiệu quả, kịp thời nhằm giảm tổn thất thấp nhất.
Cơ quan, tổ chức
Lực lượng trong các cơ quan, tổ chức; đương nhiên hiểu khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì. Đồng thời còn nắm rõ các biện pháp PCCC và các quy định của pháp luật.
Chính vì thế, họ có trách nhiệm:
– Tuyên truyền, bổ biến kiến thức cho người dân.
– Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về PCCC của hộ gia đình, khu chung cư, tòa nhà,…
– Tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng các trang thiết bị PCCC cho công dân trên địa bàn.
– Kịp thời xử lý đám cháy khi nhận được tin báo cháy của người dân.
Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy
Nếu biết được phòng cháy chữa cháy là gì? Chắc hẳn bạn cũng có thể đoán ra ý nghĩa của công tác PCCC là gì trong thực tiễn phải không?
– Đầu tiên đó là chủ động nắm bắt tình hình hiện trường nơi vụ cháy xảy ra. Từ đó, tìm cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
– Thứ hai là gắn kết cộng đồng. Như bạn đã biết, công tác phòng cháy bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, tập huấn. Và nhờ đó mà mọi người có sự kết nối, gần gũi với nhau hơn. Điều này sẽ giúp công tác PCCC hiệu quả hơn khi mọi người cùng nhau thực hiện.
– Thứ ba là hạn chế thiệt hại về người và của. Từ việc hiểu được PCCC là gì? Đến các biện pháp & thành thạo trang thiết bị PCCC. Trong trường hợp hỏa hoạn, bạn có thể bình tĩnh xử lý và phối hợp với người dân xung quanh kiểm soát tình hình trước khi lực lượng chức năng đến hiện trường đám cháy.