Hệ thống chống sét lan truyền là: Hệ thống có chức năng bảo vệ các thiết bị điện, điện tử, viễn thông khỏi ảnh hưởng của sét.
Các bộ phận chính trong hệ thống chống sét lan truyền là:
- Thiết bị chống sốc điện – SPD: Lắp 1 hoặc nhiều thiết bị SPD phụ thuộc vào đặc trưng của tòa nhà . Và các thiết bị trong đó.
- Hệ thống nối đất bảo vệ: Đẳng thế
Lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền nhằm hạn chế hiện tượng tăng điện áp đột ngột. Vượt quá mức cho phép của thiết bị khi bị sét đánh trực tiếp. Hoặc nằm trong vùng bị ảnh hưởng của sét.
Nội dung bài viết
Thiết bị chống sốc điện SPD – Surge protection device
SPD – Surge protection device hay TVSS – Transient voltage surge suppressor là thiết bị có khả năng giới hạn điện áp tăng đột ngột. Và chuyển hướng dòng điện do sét tạo ra dẫn xuống hệ thống nối đất nhằm bảo vệ các thiết bị nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của dòng điện.
SPD có trở kháng cao được kết nối song song với các thiết bị điện tử. Khi điện áp của hệ thống tăng đột biến. Trở kháng của thiết bị SPD sẽ giảm xuống. Để dòng điện tăng đột biến được dẫn qua SPD xuống đất mà không đi vào các thiết bị nhạy cảm.
Trong hệ thống chống sét lan truyền, SPD được sử dụng để loại bỏ quá áp theo các cách sau đây:
- Theo cách thông dụng: giữa dây pha và dây trung tính (đất) – Năng lượng được dẫn thẳng xuống đất
- Theo cách đặc biệt khác: giữa dây pha và dây trung tính – Phân phố năng lượng qua các dây dẫn khác
Phân loại thiết bị SPD trong hệ thống chống sét lan truyền
Dựa vào khả năng giải phóng dòng điện được được tạo ra do tia sét người ta chia thành các loại sau:
- SPD loại 1: SPD loại 1 còn gọi là thiết bị cắt sét sơ cấp có khả năng giải phóng dòng điện. Do tia sét gây ra rất nhanh. Do đó SPD loại 1 thường được sử dụng tại các vị trí có nguy cơ sét đánh trực tiếp cao. Hay các nhà xưởng có sử dụng hệ thống chống sét đánh thẳng bằng cột thu lôi, lồng Faraday.
- SPD loại 2: SPD loại 2 (thiết bị cắt sét thứ cấp) dùng để bảo vệ các thiết bị điện hoạt động với điện áp thấp. Nó được lắp đặt tại ngõ vào của hệ thống điện hạ áp. Trong tủ phân phối chính hoặc gần các thiết bị điện nhạy cảm mà công trình không lắp hệ thống chống sét có cột thu lôi.
- SPD loại 3: Những SPD loại 3 này có khả năng giải phóng điện rất thấp. Do đó, chúng thường được sử dụng phía sau SPD loại 2. Hoặc trong vùng lân cận có tải nhạy cảm (bảo vệ lặp lại).
Việc lựa chọn số lượng cũng như chủng loại thiết bị SPD. Sử dụng trong hệ thống chống sét lan truyền phụ thuộc vào:
- Đặc điểm của hệ thống chống sét đánh thẳng
- Cường độ dòng điện do tia sét tạo ra
- Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị cần bảo vệ
- Tầm quan trọng của thiết bị, công trình
Cấu tạo hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh là gì?
Trước khi đến cách lắp đặt, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố tạo nên hệ thống chống sét hoàn chỉnh. Hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh bao gồm đầy các thiết bị sau:
- Thiết bị cắt sét 1 pha, cắt sét 3 pha, thiết bị cắt lọc sét 1 pha, 3 pha.
- Cáp thoát sét, dây dẫn tiếp địa từ các thiết bị đến hệ thống tiếp địa.
- Thiết bị chống sét cho máy tính, điện thoại cố định, camera quan sát,…
- Thiết bị chống sét trên đường cáp đồng trụng, feeder.
- Thiết bị đếm sét TDS-SC & công tắc báo động DAR
- Hệ thống tiếp địa gồm các cọc tiếp địa được đóng sâu xuống đất và được nối với nhau.
- Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất.
- Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống.