Công ty TNHH MTV ANO công bố quy trình tổ chức thi công phòng cháy chữa cháy

thiết kế PCCC biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy

Biện pháp tổ chức thi công Phòng cháy chữa cháy làm rõ quy trình triển khai công việc, biện pháp lắp đặt, biện pháp an toàn thi công các công trình văn phòng, nhà xưởng…

Nội dung bài viết

Các tiêu chuẩn áp dụng trong thi công phòng cháy chữa cháy:

  • TCVN2622-1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN 6160-1996 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế
  • TCVN5738 – 2000 Báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 3890 :2000 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị , bố trí , kiểm tra và bảo dưỡng
  • TCVN 6379-1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật
  • QC 06/2010/BXD :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
  • TCVN7336 -2003 PCCC Hệ thống PCCC – Yêu cầu lắp đặt

Quy trình nhập vật tư, kiểm tra chất lượng lưu kho và bảo quản

Nhập vật tư và kiểm tra chất lượng vật tư vào công trình

– Lập khối lượng vật tư cần thiết cho thi công, xác định ngày vật tư về đến công trình.
– Mời TVGS nghiệm thu chất lượng vật tư đầu vào.
– Khi vật tư về đến công trình, trình phiếu xuất kho; Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q); Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Nếu là hàng nhập khẩu cho TVGS kiểm tra.
– Hoàn tất biên bản nghiệm thu vật tư vào công trường

Lưu kho và bảo quản

– Kho bãi : vật tư phải được lưu kho nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Sắp xếp vật tư ngăn nắp, theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất nếu có. Không xếp quá cao tránh làm đổ vỡ gây hư hỏng, biến dạng vật tư.
– Đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ khu vực kho bãi theo quy định của công trình.

Quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy

Phương pháp lắp đặt hệ thống chữa cháy

– Đối với các ống và phụ kiện có đường kính từ DN65 trở lên. Khi liên kết với nhau hoàn chỉnh trong hệ thống bằng phương pháp nối hàn.

Các đường ống và phụ kiện có đường kính từ DN50 trở xuống. Khi kết nối lại với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh được nối với nhau bằng phương pháp ren đảm bảo thẩm mỹ nhất

– Để kết nối các đường ống chữa cháy thành một hệ thống hoàn chỉnh. Đảm bảo đáp ứng được áp suất làm việc của hệ thống. Đảm bảo cho công tác chữa cháy được linh hoạt nhanh chóng, dễ sử dụng. Phụ kiện kết nối cũng phải được tính toán cho hợp lý, đúng chủng loại và kích thước.

– Phần ống được giữ cố định bằng các giá cố định cứng tại các vị trí dầm chính. Và các giá treo phụ tại các vị trí giữa các dầm khoảng các giữa các giá 2.2m – 2.8m.

– Tại vị trí hành lang nối hai nhà ống được lắp bộ co giãn inox giúp ống rung quá trình bơm và độ lún hai công trình.

Phương án lắp đặt ống ngầm chữa cháy ngoài nhà

– Phần ống ngầm được kết nối với nhau theo phương pháp hàn .Đường ống đảm bảo lắp đặt thẳng đúng cao độ, tại các khoảng cách 3m ống được lắp một gối đỡ cố định đảm bảo cho tuyến ống thẳng và đử cao độ quy đinh.

– Tại các vị trí hàn được sơn thêm một lớp chống rỉ bể rộng 10cm sơn phủ mối hàn sau đó mới sơn lớp chống ăn mòn dầu vải .

– Tất các các ống sau khi lắp đặt phải được thử áp thời gian nén áp 24h liên tục ở mức áp 12 kg/cm3 .

Biện pháp hàn

– Tất cả thợ hàn khi bắt đầu triển khai thi công phải được kiểm tra tay nghề hàn.

* Phương pháp hàn

  • Sử dụng phương pháp hàn hồ quang điện.
  • Hàn que hàn kim đường kính 2.5 và 3.2mm loại có bọc thuốc bảo vệ áp dụng cho tất cả các mối hàn tại công trình lắp đặt.

Máy hàn công suất 250A

* Quy trình hàn

Vệ sinh gờ cạnh

  • Trước khi hàn, các gờ cạnh sẻ được làm sạch bằng máy mài, chổi sắt hoặc các dụng cụ thích hợp khác.

Dung sai của cạnh

– Các bộ phận được hàn phải được lắp và căn chỉnh chính xác trước khi hàn.

– Dung sai cho việc căn chỉnh mối nối bề mặt trong của ống như sau:

+ Mối hàn dọc: 5% hoặc nhỏ hơn độ dày. Tuy nhiên nếu độ dày £ 20mm thì dung sai là 1mm.

+ Mối hàn vòng: 10% hoặc nhỏ hơn độ dày. Tuy nhiên nếu độ dày £ 15mm thì dung sai là 1.5mm.

+ Độ hở chân cho mối nối khoảng 1mm hoăc nhỏ hơn. Độ hở cho vật đắp đầy là 1mm hoặc nhỏ hơn.

+ Kích thước dung sai như sau:

+ Khe hở:± 1mm

+ Gốc vát: ± 5 Độ

* Hàn đính

  • Que hàn đính phải cùng loại với que hàn sử dụng cho việc hàn.
  • Mối hàn đính dài hơn 80mm chiều dọc và đường hàn là 300 mm– 400mm trong hầu hết các trường hợp.
  • Chiều dày của mối hàn đính trong rãnh vét sẽ có kích cỡ là 6mm. Kích cỡ cuả mối hàn đính cho vật liệu đắp sẽ là 4mm và lớn hơn chiều dài chân.
  • Trước khi hàn đính việc gia nhiệt sẽ đuợc thực hiện trên khu vực khoảng 100mm quanh chỗ được hàn.
  • Hàn đính sẽ được thực hiện bằng các thợ hàn có tay nghề. Và cũng là thợ hàn hàn hoàn thiện sau khi hàn đính. Người thợ hàn phải xác nhận là có vết nứt bề mặt hay không.

Sau khi hàn đính xong tiến hành hàn hoàn thiện đường ống.

Bề rộng đường hàn tối đa 2,5 lần so với đường kính của que hàn ở vị trí hàn để tránh luồn vào nhiệt hàn quá mức.

* Hàn hoàn thiện

  • Đối với ống có đường kính và độ dày lớn tiến hành hàn lót lớp bên trong. Sau đó mới hàn lớp hàn thiện bên ngoài, lớp thứ 2. Và các lớp tiếp theo sẽ được hàn sau khi đã loại bỏ sỉ trên bề mặt đường hàn cũ.
  • Điều kiện hàn sẽ được điều khiển bằng kỹ thuật hàn, dòng điện hàn. Chiều dài hồ quang sao cho việc chảy nhỏ giọt không phù hợp. Chồng lên nhau, ngậm sỉ sẽ không xảy ra.

* Biện pháp bảo vệ khi hàn

  • Khi hàn công nhân phải trang bị găng tay hàn, kính hàn bảo vệ. Tại các vị trí cao trên 2,5m phải có dây an toàn 
  • Mặt bằng tại vị trí hàn phải rộng, thoáng không có các chất dễ cháy tại khu vực hàn. Có bình chữa cháy xách tay mang theo .

Biện pháp sơn ống

Chuẩn bị vệ sinh ống trước khi sơn:

– Khu vực sơn ống : Phải chọn khu vực thoáng ít cát bụi, sử dụng bạt che chắn quây xung quang khu vực sơn
– Ống sơn được đặt kê cao.

– Trước khi sơn, tất cả các loại ống phải được vệ sinh bề mặt ống bằng giẻ, lau sạch các vết bẩn, dầu mỡ bám trên ống.

– Đối với các loại ống đã hàn xong, dùng búa gõ xỉ hàn bong ra tại các vị trí hàn và tại vị trí mối hàn phải nguội mới được sơn chống rỉ.

Quy trình sơn ống:

Sơn ống chữa cháy trong nhà:

– Sử dụng chổi quét, hoặc máy phun sơn lên bề mặt ống.

– Dùng xăng hoặc dung môi để pha sơn.

– Mời đại diện giám sát thi công nghiệm thu trước khi tiến hành sơn lớp phủ màu.

– Sau khi sơn lớp 1, thời gian để lớp sơn khô là 2 giờ.

– Sau đó sơn lớp 2 sơn phủ màu thời gian chờ khô là 2 tiếng.

– Tất cả các ống đều phải sơn hoàn thiện trước khi mang đi lắp đặt.

– Tại các vị trí hàn kết nối ống trên công trường phải gõ xỉ hàn. Và cạo lớp sơn bị cháy sau đó mới được sơn hoàn thiện.

Sơn ống ngầm ngoài nhà:

Sau khi hoàn thành công tác vệ sinh ống tiến hành rải ống ra vị trí sơn. Các ống được xếp thành một hàng cách nhau 2cm. Đảm bảo sau khi sơn các ống không dính lớp sơn với nhau .

Tiến hành sơn ống:

  1. Quét lớp bitum lần 1 đảm bảo quét hết bề mặt ống (trừ vị trí hàn ) sau đó chờ khô 1h.
  2. Quấn lớp vải lần 1 đảm bảo vải được quấn đều ống .
  3. Quét lớp bitum lần 2 đảm bảo phủ lớp vải 1 chờ khô 1h.
  4. Quấn lớp vải lần 2 đảm bảo quần đều ống.
  5. Quét lớp bitum lần 3 đảm bảo phủ hết lớp vải 2 .
  • Hoàn thành sơn ống: Kiểm tra tổng thể ống sơn sau khi sơn khô tập kết vị trí quy định , ống được kê cao và che bạt .

Lắp đặt van

– Chuẩn bị dàn giáo (nếu lắp trên cao);dây an toàn

– Chuẩn bị van & vật tư phụ (ron cao su,băng keo lớn…)

– Vệ sinh các mặt tiếp xúc với ron cao su & các đầu ren

– Tiến hành lắp van: đối với các van cho ống chính được kết nối và giữ liên kết bằng các bulong quá trình lắp đặt bulong đầy đủ long đen, ecu, long đen vênh các bulong được xiết đều tay đảm bảo các vị trí xiết chắc tay .

Lắp đặt tủ PCCC:

-Tâm van góc được lắp đặt trong các tủ chữa cháy có độ cao 1.25m, các khớp nối, ngàm nối vòi phải phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 5739-1993

– Các tủ PCCC lắp đặt tại các vị trí dễ quan sát và thực hiện các quy trình chữa cháy dễ dàng.

– Lắp đặt đủ tất cả các bình chữa cháy cuộn vòi lăng phun theo yêu cầu.

– Thực hiện các biện pháp thi công khác nhằm đảm bảo vấn đề mỹ quan cho công trình.

Khoan rút lõi và chống thấm :

-Định vị các vị trí khoan rút lõi, xin xác nhận TVGS của nhà thầu chính trước khi khoan.
– Khoan rút lõi đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật, có cảnh báo an toàn tại khu vực khoan rút lõi.

– Lắp đặt ống và chống thấm bằng sika chống thấm, chống co ngót.

– Thử nước tại vị trí sau khi hoàn thiện chống thấm.

Phương pháp lắp đặt hệ thống báo cháy và đèn thoát hiểm trong biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy

Lắp đặt hệ thống đèn exit, sự cố và đèn chỉ thị

  1. Công tác chuẩn bị:

Kiểm tra các công trình xây dựng liên quan đến việc lắp đặt điện đã thực hiện xong.

Chuẩn bị các biện pháp an toàn:

  • Giàn giáo, cùm, sàn thao tác,dây trằng…
  • Dây an toàn ( nếu có)
  • Kính mắt đeo an toàn phục vụ cho quá trình khoan, cắt.
  • Kiểm tra an toàn về điện của các thiết bị phục vụ thi công .
  • Giầy, mũ quần áo bảo hộ phục vụ cho thi công .
  • Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo (nếu cần)
  • Bản vẽ thi công đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất đầy đủ các chi tiết lắp đặt.
  • Định tuyến các ống trên mặt bằng cao độ, thứ tự ống.
  • Loại ống, chi tiết giá đỡ nẹp phụ kiện.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật tư thi công: ống điện, phụ kiện ống, giá đỡ , dây điện, các loại đèn và dụng cụ thi công lắp đặt.
  • Công tác lắp đặt:
  • Xác định vị trí:
  • Dùng máy laser và thước mét để xác định tọa độ và vị trí tuyến ống. Căn cứ vào bản vẽ triển khai để định vị của hệ thống nổi luồn dây trên trần.
  • Định vị chính xác căn cứ vào các vị trí đèn và hộp đấu nối để căn chỉnh ống thẳng và hợp lý.
  • Lắp đặt ống và các phụ kiện ống:

Sau khi xác định được vị trí và tuyến ống công nhân sẽ gia công các đường ống và lắp đặt phụ kiện phù hợp với tùng vị trí, phương pháp cụ thể như sau:

  • Các ống điện được cắt bằng máy cắt sắt hoặc cắt bằng dao cắt chuyên dùng cho cắt ống sắt.
  • Các giá đỡ, ti treo được bắn lên mặt trần hoặc dầm bê tông được kết nối bằng nở nhựa và nở đạn.
  • Đối với các vị trí ống cần cua theo bản vẽ hoặc thay đổi hướng do vướng mặt bằng được uốn bằng thiết bị chuyên dùng hoặc dùng phụ kiện cút .
  • Các ống nối với nhau bằng phụ kiện nối trơn của ống thép hoặc nhựa tùy thuộc loại ống.
  • Các vị trí đấu nối dây lắp đặt chia ngã bằng.
  • Cố định ống bằng kẹp treo và kẹp bắn vào mặt dầm và trần.
  • Khi thi công dung laser để kiểm tra độ thẳng và cao độ tuyến ống.

Đi dây điện:

  • Dây điện được cắt bằng kéo cắt dây chuyên dùng, các vị trí đấu nối dùng cốt bóp quấn băng dính bảo vệ.
  • Dây điện luồn trong ống điện, luồn dây trong ống điện bằng dây mồi.
  • Các dây chỉ đấu nối tại vị trí hộp box .
  • Các vị trí kéo dây và kết nối đúng theo bản vẽ được phê duyệt.
  • Cấp nguồn về tủ đi theo đúng, đủ các lộ theo bản vẽ đấu vào vị trí aptomat được quay định.
  • Các dây kéo được quy định và đánh dấu tại các vị trí đấu nối và đầu về tủ.

Lắp đặt thiết bị đèn:

  • Tại các vị trí lắp đặt đèn được cố định vào cột bê tông hoặc vị trí tường xây kết nối bằng nở đảm bảo chắc chắn.
  • Cao độ đèn lắp đặt tùy thược vào các phần thiết bị được lắp đặt tại cột và phảo đảm bảo được tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

Đấu nối vào thiết bị:

  • Kiểm tra phần dây đã kéo các pha, thông mạch, độ cách điện, với các thiết bị có rắc cắm dùng ổ cắm để cắm, thiết bị không có ổ cắm sẽ đấu nối bằng cốt.
  • Các vị trí lắp đặt đúng theo bản vẽ đã được phê duyệt

Công tác kiểm tra và chạy thử thiết bị:

  • Sau khi đã hoàn thành tất cả các tác lắp đặt tiến hành kiểm tra chạy thử thiết bị theo các công đoạn sau:
  • Kiểm tra không điện: kiểm tra các pha, độ cách điện vị trí dây đấu nối vào tủ điện.
  • Kiểm tra nguồn điện đầu vào hệ thống: các đèn sử dụng điện một pha U=220V, nguồn điện phải ổn định không ngắt quãng trong quá trình chạy thử thiết bị .
  • Cấp điện vào hệ thống: sau khi cấp điện kiểm tra tất cả các đèn báo trên thiết bị đảm báo các thiết bị hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra hoạt động của đèn: sau thời gian cấp điện vào hệ thống 1-2h cắt nguồn điện kiểm tra hoạt động của các nguồn phụ của đèn.

Lắp đặt hệ thống báo cháy trong biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy

Công tác lắp đặt ống chờ kéo dây

  • Kiểm tra các công trình xây dựng liên quan đến việc lắp đặt điện đã thực hiện xong.

– chuẩn bị các biện pháp an toàn:

  • Giàn giáo, cùm, sàn thao tác,dây trằng…
  • Dây an toàn ( nếu có)
  • Kính mắt đeo an toàn phục vụ cho quá trình khoan, cắt.
  • Kiểm tra an toàn về điện của các thiết bị phục vụ thi công .
  • Giầy, mũ quần áo bảo hộ phục vụ cho thi công .
  • Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo (nếu cần)
  • Bản vẽ thi công đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất đầy đủ các chi tiết lắp đặt.
  • Định tuyến các ống trên mặt bằng cao độ, thứ tự ống.
  • Loại ống, chi tiết giá đỡ nẹp phụ kiện.
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật tư thi công: ống điện, phụ kiện ống, giá đỡ , dây điện, các loại đèn và dụng cụ thi công lắp đặt.

Công tác lắp đặt:

Xác định vị trí và lắp đặt ống luồn dây:

  • Đối với vị trí ống đặt trong bê tông:
  • Đảm bảo ống đi đủ số lượng và vị trí đi ống và thiết bị đúng như bản vẽ đã được phê duyệt .
  • Các ống điện được cắt bằng máy cắt sắt hoặc cắt bằng dao cắt chuyên dùng cho cắt ống sắt.
  • Các vị trí kết nối măng sông, hộp box được bắt chắc các vít , quấn băng dính phía ngoài đảm bảo ống không bị ngấm nước bê tông vào ống ảnh hưởng tới quá trình kéo dây sau này.
  • Các ống được cố định vào tấm thép đan bằng dây thép 1 ly chắc chắn.
  • Đối với ống bắn nổi:
  • Dùng máy laser và thước mét để xác định tọa độ và vị trí tuyến ống. Căn cứ vào bản vẽ triển khai để định vị của hệ thống nổi luồn dây trên trần.
  • Định vị chính xác căn cứ vào các vị trí đèn và hộp đấu nối để căn chỉnh ống thẳng và hợp lý.
  • Các ống điện được cắt bằng máy cắt sắt hoặc cắt bằng dao cắt chuyên dùng cho cắt ống sắt
  • Các giá đỡ, ti treo được bắn lên mặt trần hoặc dầm bê tông được kết nối bằng nở nhựa và nở đạn.
  • Đối với các vị trí ống cần cua theo bản vẽ hoặc thay đổi hướng do vướng mặt bằng được uốn bằng thiết bị chuyên dùng hoặc dùng phụ kiện cút .
  • Các ống nối với nhau bằng phụ kiện nối trơn của ống thép.
  • Các vị trí đấu nối dây lắp đặt chia ngã bằng.
  • Cố định ống bằng kẹp treo và kẹp bắn vào mặt dầm và trần.
  • Khi thi công dung laser để kiểm tra độ thẳng và cao độ tuyến ống.
  • Lắp đặt ống và các phụ kiện ống:

Kéo dây điện

  • Dây điện được cắt bằng kéo cắt dây chuyên dùng, các vị trí đấu nối dùng cốt bóp quấn băng dính bảo vệ.
  • Dây điện luồn trong ống điện, luồn dây trong ống điện bằng dây mồi.
  • Các dây chỉ đấu nối tại vị trí hộp box.
  • Các vị trí kéo dây và kết nối đúng theo bản vẽ được phê duyệt.
  • Các dây sau khi kéo được đánh dấu theo tên tránh nhầm lẫn cho quá trình đấu nối sau này.
  • Sau khi kéo xong dây dùng đồng hồ đo các tuyến dây kéo đảm bảo dây không đứt hay chạm ra ngoài vỏ.

Đấu nối và lắp đặt thiết bị báo cháy

  • Kiểm tra tình trạng của các thiết bị trước khi lắp đặt các thiết bị phải có kiểm định và chứng chỉ kiểm tra chất lượng.
  • Các thiết bị được lắp lắp đặt đúng theo bản vẽ đã phê duyệt nếu có thay đổi thì phải có xác nhận của chủ đầu tư và đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy.
  • Đối với các đầu báo khói và nhiệt lắp đặt tại các khu vực phải đảm bảo được bán kính bảo vệ theo quy định ( 15m2 -50m2 đối với đầu báo nhiệt, 50m2-100m2 đối với đầu báo khói) , các đầu báo được lắp kèm đế bắt vít hoặc nở vào các bề mặt chắc chắn .
  • Đối với các thiết bị chuông, còi, đèn, nút nhấn lắp đặt đúng bản vẽ phê duyệt đảm bảo lắp vị trí dễ nhìn, dễ thao tác đảm bảo đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đã quy định. Các thiết bị được liên kết vào các bề mặt bằng vít hoặc nở đảm bảo chắc chắn trong quá trình đưa vào sử dụng .
  • Các vị trí modul, tủ trung tâm đảm bảo lắp đúng và đử số lượng theo thiết kế bản vẽ , tủ trung tâm được đặt ở vị trí nhà bảo vệ có người giám sát và trông coi trong quá trình hệ thống hoạt động
  • Kiểm tra hệ thống sau khi lắp đặt : Khi đã hoàn thành hệ thống tiến hành kiểm tra hoạt động của hệ thống kiểm tra tất cả các thiết bị ở trạng thái bình thường( không có tín hiệu báo cháy) và trạng thái phát sinh sự cố ( khi có tín hiệu báo cháy về tủ trung tâm). Quá trình kiểm tra tất cả các thiết bị đều phải được kiểm tra hoạt động nếu có vấn đề sẽ thay thế ngay thiết bị đó.

Phương pháp lắp đặt hệ thống chống sét trong biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy

Lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa:

  • Số lượng cọc tiếp địa 6 cọc được đặt đúng vị trí đã phê duyệt khoảng các các cọc với nhau là 6m, được đặt thẳng hàng nhau đảm bảo về quy định.
  • Phần liên kết dây trần 1Cx70 tiếp địa với phần cọc được thực hiện bằng phương pháp hàn hóa nhiệt tại các vị trí điểm cọc .
  • Chiều dài cọ 2,4m độ sâu cọc so với phần mặt hoàn thiện 1m.

Kéo dây và lắp kim thu sét:

  • Phần dây tiếp địa chống sét sử dụng dây có vỏ bọc được kéo trong ống nhựa bảo vệ đi từ tầng tum xuống bãi cọc được kết nối với bãi cọc bằng tủ cầu đấu.
  • Phần kim thu sét được lắp đặt bằng giá đỡ phần liên kết bê tông được bắt bằng vít nở, có dây cáp giằng bốn góc đảm bảo độ chắc chắn khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm tra: sau khi lắp đặt xong tiến hành đi điện trở chống sét bằng đồng hồ chuyên dùng.

Nên lựa chọn đơn vị biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy nào?

Công ty TNHH MTV ANO là một sự lựa chọn lý tưởng cho bất kì ai. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế, cung cấp và biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hiện nay chúng tôi đang sở hữu đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên chuyên xử lý hệ thống phòng cháy chữa cháy kinh nghiệm. Trong mỗi thiết kế của mình, Công ty ANO luôn dành toàn bộ tâm huyết, nguồn lực để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất cho khách hàng.

Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng cháy, chữa cháy của Công ty TNHH MTV ANO cung cấp luôn đảm bảo uy tín, chất lượng. Cạnh tranh về giá cả với mong muốn luôn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn thiết kế thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt nhất, tạo sự tin tưởng và hợp tác lâu dài. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị bảo trì phòng cháy tại Hải Dương uy tín, giá cả hợp lý hãy liên hệ 

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
VPGD: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Hotline: 0941 458 666 -0912 815 114

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *