Việc lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền đóng vài trò quan trọng song cách lắp đặt như thế nào hiệu quả chưa hẳn ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền qua bài viết sau.
Đa phần dây điện thoại cố định, mạng internet, dây dẫn điện nguồn cao thế đều đi ở cao trên không và dễ dàng hứng chịu tác động do dòng sét đánh trực tiếp. Khi một điểm trên những đường dây dẫn này hút phải dòng sét quá lớn, điện thế, cường độ xung sét sẽ lan truyền theo đường dây vào tòa nhà, các thiết bị điện, điện tử gây chập, cháy, hỏng thiết bị,…
Nếu bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc chống sét lan truyền, muốn trang bị thiết bị chống sét lan truyền cho tòa nhà, nơi ở nhưng không biết cách lắp đặt như thế nào, hãy tham khảo ngay hướng dẫn cơ bản từ bài viết nhé.
Nội dung bài viết
Cấu tạo hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh là gì?
Trước khi đến cách lắp đặt, hãy cùng tìm hiểu các yếu tố tạo nên hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh. Hệ thống chống sét lan truyền hoàn chỉnh bao gồm đầy các thiết bị sau:
- Thiết bị cắt sét 1 pha, cắt sét 3 pha, thiết bị cắt lọc sét 1 pha, 3 pha.
- Cáp thoát sét, dây dẫn tiếp địa từ các thiết bị đến hệ thống tiếp địa.
- Thiết bị chống sét cho máy tính, điện thoại cố định, camera quan sát,…
- Thiết bị chống sét trên đường cáp đồng trụng, feeder.
- Thiết bị đếm sét TDS-SC & công tắc báo động DAR
- Hệ thống tiếp địa gồm các cọc tiếp địa được đóng sâu xuống đất và được nối với nhau.
- Hộp kiểm tra điện trở tiếp đất.
- Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống.
Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền
Các bước lắp đặt chống sét lan truyền bao gồm:
- Xác định vị trí lắp đặt thiết bị
- Tạo một hệ thống tiếp đất nối tiếp
- Các cách mắc và lắp đặt để bảo vệ chống sét lan truyền cho hệ thống điện
- Cách lắp đặt thiết bị cắt sét và thiết bị cắt lọc sét
Cụ thể như sau:
Xác định vị trí lắp đặt thiết bị
Tùy theo nhóm thiết bị chống sét lan truyền mà cần lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp. Kinh nghiệm cho thấy, việc lắp đặt các thiết bị chống sét lan truyền ngay hai đầu đường truyền tín hiệu được đánh giá là an toàn nhất. Giúp hạn chế được những nguy cơ hỏng hóc do sét lan truyền gây nên. Bên cạnh đó việc bảo vệ đa tầng cũng được khuyến khích.
- Tầng bảo vệ đầu tiên – Tầng cắt sét sơ cấp
Đây là thiết bị có khả năng cắt sét lớn nhất, chịu dòng sét >100kA 8/20 µs. Tầng bảo vệ này gồm thiết bị chống sét sơ cấp bảo vệ các thiết bị dễ hư hỏng như đèn chiếu sáng, lò sưởi, các động cơ.
- Tầng bảo vệ thứ 2 – Tầng cắt sét thứ cấp
Tầng này được dùng để giảm điện áp dư thừa. Thường được đặt tại các nhánh của tủ phân phối. Nên sử dụng thiết bị cắt lọc sét mắc nối tiếp phía trước thiết bị cần bảo vệ, bao gồm:
- Bộ lọc thông thấp LC
- Tầng cắt sơ cấp
- Tầng cắt sét thứ cấp
Tầng bảo vệ này dành chói thiết bị điện, điện tử nhạy cảm.
Tạo một hệ thống tiếp đất nối tiếp
Đây là bước quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng triệt tiêu dòng sét của thiết bị. Việc tạo hệ thống tiếp đất nối tiếp còn tùy thuộc diện tích, địa chất khu vực thi công. Người ta chia thành 2 phương án thi công tiếp địa phổ biến như sau:
- Phương án 1: Sử dụng cọc tiếp địa có fi = 2.4m. Khoảng cách mỗi cọc từ 4,5-5m.
- Phương án 2: Sử dụng 1-2 cọc tiếp địa có fi 16 có chiều dài từ 7-15m. Khoan sâu vào lòng đất.
Các cách mắc và lắp đặt để bảo vệ chống sét lan truyền cho hệ thống điện
Có hai phương pháp mắc thiết bị chống sét bảo vệ hệ thống điện: Mắc song song và nối tiếp.
Tất cả các thiết bị dạng này được mắc giữa dây pha và dây trung tính hoặc đất trên board chuyển mạch chính tùy thuộc vào hệ thống điện. Trong trường hợp này, dây trung tính phải được quy định rõ.
Các thiết bị chống sét lan truyền mắc song song thích hợp để bảo vệ các hệ thống bơm, điều hòa nhiệt độ và chiều sáng.
- Shunt – mắc theo kiểu song song
Cách mắc này có thể chống sét ở mức cơ bản. Thích hợp để bảo vệ máy bơm, điều hòa và đèn chiếu sáng…. Tùy vào hệ thống điện, các thiết bị Shunt được mắc giữa dây pha và dây trung tính, hay đất trên board chuyển mạch chính.
- Series – mắc theo kiểu nối tiếp
Các thiết bị mắc theo kiểu này cần sử dụng bộ lọc thông thấp. Chúng thường được mắc nối tiếp với tải kỹ thuật lọc. Bởi như vậy cho phép giảm độ dốc, giới hạn cường độ cạnh xung sét và cảm ứng dọc theo đường dây.
Cách lắp đặt thiết bị cắt sét và thiết bị cắt lọc sét
Lắp đặt thiết bị cắt sét và lọc sét hay còn được gọi là cách lắp đặt chống sét theo đường cấp nguồn. Nguồn điện được lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền để tránh những thiệt hại, hư hỏng bởi tác động của sét.
Lắp đặt thiết bị cắt sét
Thiết bị cắt lọc sét cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và được lắp đặt song song với hệ thống thiết bị cần bảo vệ. Đặc điểm của thiết bị cắt sét bao gồm:
- Có kích thước nhỏ gọn
- Sử dụng công nghệ tiên tiến cho phép chịu được cường độ dòng sét lớn
- Làm việc liên tục
- Có khả năng cắt dòng xung sét cao, cắt đa xung
- Phân biệt được xung sét và quá áp của điện lưới
- Có hệ thống đèn LED cảnh báo, tiếp điểm phụ để bạn theo dõi tình trạng làm việc của thiết bị.
Lắp đặt thiết bị cắt lọc sét
Thiết bị gồm 3 tầng bảo vệ: Cắt sét, lọc sét, cắt sét và được lắp đặt nối tiếp với hệ thống thiết bị cần bảo vệ. Tầng cắt sét sơ cấp sẽ triệt tiêu năng lượng xung sét xuống đất và trung tính chúng. Tầng lọc sét sẽ sử dụng mạch lọc thông thấp lọc sét, xung nhiễu ảnh hưởng lên đường dây cấp nguồn. Tầng cắt sét thứ cấp bảo vệ thứ cấp mạch pha trung tính, lọc hết các xung điện áp còn lại nhằm cung cấp nguồn điện ra an toàn cho tải.
Lưu ý cần sử dụng đồng hồ đo điện trở tiếp địa trong quá trình lắp đặt cọc tiếp địa để đảm bảo thiết bị cắt sét hoạt động tốt nhất.