Lắp đặt chống sét cần thực hiện những bước nào? Hiệu quả chúng đem lại ra sao? Bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Nội dung bài viết
Công trình có cần nhất thiết lắp đặt thiết bị chống sét?
Như chúng ta đã biết, ngày nay dưới sự tác động của biến đổi khí hậu. Thời tiết đang ngày càng trở nên khắc nghiệt. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều. Trong đó sét đánh là một trong những hiểm họa gây ra thiệt hại to lớn cả về người và của. Theo nghiên cứu, hàng năm nước ta hứng chịu khoảng 2 triệu lần sét đánh. Số người thiệt mạng do sét đánh lên đến khoảng 50 người. Ngoài ra, sét còn gây ra thiệt hại lớn về của cải, tài sản của hàng nghìn ngôi nhà, công trình.
Chính vì lẽ đó, việc lắp đặt một hệ thống chống sét đang ngày càng trở nên cần thiết hơn. Hiện nay nhiều công trình xây dựng có yêu cầu bắt buộc lắp đặt thiết bị chống sét trong thiết kế và thi công. Nếu xét theo khía cạnh giá trị đầu tư thì số tiền đầu tư một hệ thống chống sét chỉ chiếm rất nhỏ trong tổng mức đầu tư cho một công trình. Chính vì vậy ta có thể thấy vai trò quan trọng của hệ thống này.
Thiết bị chống sét bao gồm những gì?
Về cơ bản, một hệ thống chống sét bao gồm các thiết bị sau:
- Kim thu sét. Có vai trò là điểm đầu để thu sét và dẫn năng lượng sét xuống hệ thống tiếp địa. Hiện nay có 2 dòng kim thu sét là kim thu sét cổ điển và kim thu sét hiện đại. Kim thu sét hiện đại với vùng bán kính bảo vệ lớn hơn đang ngày càng thay thế dần kim thu sét cổ điển trong các công trình xây dựng.
- Dây thoát sét. Thường được sử dụng là cáp đồng tiết diện 50mm2 trở lên. Cũng có thể sử dụng các loại vật liệu dẫn điện khác như thép tròn D10, băng đồng 25x3mm, lập là kẽm…Có thể sử dụng 2 dây thoát sét đi xuống để tăng khả năng thoát sét cho hệ thống.
- Hộp kiểm tra điện trở. Cấu tạo của hộp bao gồm sứ cách điện kết nối với tấm băng đồng kích cỡ 25x3mm hoặc 30x3mm. Tấm băng đồng này là điểm kết nối giữa dây thoát sét từ kim thu sét và dây thoát sét đi xuống bãi tiếp địa. Nhờ tấm băng đồng này chúng ta có thể dễ dàng đo đạc điện trở của bãi tiếp địa bằng đồng hồ đo điện trở.
- Hệ thống tiếp địa. Bao gồm cọc tiếp địa đóng thẳng hàng nhau ở độ sâu khoảng 0.8m. Cọc tiếp địa có thể là cọc đồng nguyên hoặc thép mạ đồng. Hiện nay cọc thép mạ đồng D16 dài 2.4m là sự lựa chọn quen thuộc. Do nó vừa đảm bảo về chi phí và thi công thuận tiện.
Các bước lắp đặt thiết bị chống sét
Thi công hệ thống tiếp địa:
Bước 1: Định vị vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng cọc.
Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất. Đảm bảo tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-100mm, sâu 15-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm.
Bước 3: Đóng cọc tiếp địa Ramratna. Khoảng cách giữa các cọc tối thiểu bằng độ dài của cọc. Trước khi đóng cọc đổ hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất.
Bước 4: Lắp đặt dây thoát sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng hoặc băng đồng 25x3mm. Rải dây cáp dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng.
Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn.
Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.
Lắp đặt cột đỡ kim
Bước 7: Gia công trụ đỡ kim. Lắp đặt trụ đỡ và kim thu theo bản vẽ thiết kế thi công hệ thống chống sét
Bước 8: Kết nối kim với dây dẫn sét. Chú ý nên luồn dây dẫn trong ống cách điện từ điểm tiếp xúc với kim đến bãi tiếp địa. Điều này nhằm tránh sự lan truyền của dòng điện vào kết cấu công trình.
Bước 9: Lắp đặt bộ đếm sét (nếu có).
Bước 10: Tiến hành đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất của hệ thống và đo thông mạch dây dẫn sét.