Hệ thống tiếp địa chống sét là bộ phận không thể thiếu khi thi công hệ thống chống sét. Nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ mang đến hiệu quả chống sét cao nhất. Ngược lại, nó sẽ trở thành hiểm họa cho chính công trình được lắp đặt và các công trình xung quanh. Vậy hệ thống tiếp địa là gì? Cách lắp đặt như thế nào? Mời bạn theo dõi bãi viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Nội dung bài viết
Hệ thống tiếp địa chống sét là gì?
Là một bộ phận của hệ thống chống sét. Có tác dụng dẫn truyền dòng sét xuống đất nhanh chóng, an toàn thông qua một đường trở kháng thấp. Tiêu tán năng lượng quá áp xuống đất, cân bằng điện thế. Nhờ vậy giúp bảo vệ công trình tránh được những thiệt hại bởi dòng sét gây ra. Đồng thời đảm bảo an toàn cho con người, các thiết bị điện tử, viễn thông, hệ thống điện…
Cấu tạo của hệ thống tiếp địa chống sét
Một hệ thống tiếp địa đạt chuẩn gồm đầy đủ các bộ phận sau: cọc tiếp địa, dây liên kết, mối nối liên kết, hộp nối đất và kiểm tra.
Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng, nhưng tầm quan trọng là ngang nhau. Ngoài ra, để hệ thống tiếp địa hoạt động hiệu quả nhất, còn cần có hóa chất giảm điện trở đất, hay còn có tên gọi khác là vật liệu tăng tính dẫn điện cho đất. Loại hóa chất này có tính năng hút ẩm, sau đó tạo thành dạng keo bao quanh điện cực, làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa đất và điện cực. Từ đó giúp tăng khả năng tiêu tán dòng điện.
Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa đúng quy trình
Dựa vào đặc điểm địa hình, các yếu tố môi trường đất, yêu cầu của chủ nhà,…mà phương pháp thi công, vật liệu, vật tư có thể thay đổi đôi chút. Nhưng nhìn chung, quy trình thi công hệ thống tiếp địa gồm 3 bước chính sau:
Đào hố, rãnh hoặc khoan giếng tiếp đất
Trước tiên, cần xác định vị trí lắp đặt hệ thống tiếp địa. Yêu cầu tránh các công trình ngầm đã có trước đó.
Rãnh được đào đúng kích thước theo thiết kế. Thông thường chiều rộng là 30 – 50cm, độ sâu là 60 – 80cm. Với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế, hoặc điện trở suất đất cao thì áp dụng phương pháp khoan giếng.
Lắp đặt cọc tiếp địa
Tiến hành đóng cọc tiếp địa, đóng sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh 10 – 15cm. Cọc ở vị trí trung tâm đóng nông hơn các cọc khác. Khoảng cách giữa 2 cọc liên tiếp thường bằng 2 lần chiều dài của cọc.
Tiếp theo rải cáp đồng dọc theo các rãnh đã đào. Thực hiện hàn hóa nhiệt để liên kết các cọc đã đóng.
Rải hóa chất giảm điện trở đất dọc cáp đồng. Các dây dẫn sét nối từ kim chống sét vào hệ thống tiếp địa tại vị trí cọc trung tâm.
Hoàn trả mặt bằng, kiểm tra hệ thống tiếp địa
Nên lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm của bãi tiếp địa.
Thực hiện kiểm tra lần cuối các mối hàn, lấp đất, nện chặt các hố rãnh vừa đào để hoàn trả mặt bằng.
Đo điện trở đất toàn hệ thống. Chỉ số < 10Ω là đạt yêu cầu.
Chu kỳ kiểm định hệ thống tiếp địa chống sét
Trong quá trình sử dụng, nên thực hiện kiểm tra định kỳ hệ thống tiếp địa. Nhằm đảm bảo an toàn và sớm phát hiện nếu có sự cố xảy ra để có hướng khắc phục kịp thời.
Cần kiểm định 6 tháng/ lần với hệ thống lắp đặt ở những khu vực đặc biệt nguy hiểm. 1 năm/lần với hệ thống tiếp địa lắp đặt ở khu vực nguy hiểm. Giảm còn 2 năm/lần ở những khu vực ít nguy hiểm.
Trong trường hợp có tai nạn, sự cố thì cần kiểm tra ngay. Đặc biệt, sau khi có thiên tai, hỏa hoạn cần nhanh chóng kiểm tra lại hệ thống tiếp địa để đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động tốt.