Cọc tiếp địa chống sét và tất tần tật những thông tin về cọc tiếp địa chống sét

cọc tiếp địa

Cọc tiếp địa là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống chống sét. Sẽ rất nguy hiểm nếu cọc không đảm bảo chất lượng hoặc thi công sai cách. Để chống sét hiệu quả, hạn chế những thiệt hại do sét gây ra, hệ thống tiếp địa phải được thi công cẩn thận và đúng quy trình. 

Cọc tiếp địa là gì?

Về bản chất cọc tiếp địa là những thanh kim loại dài, được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định. Có một đầu vót nhọn, một đầu bằng, được cắm sâu vào trong lòng đất. Đầu cọc có thể được làm ren để kết nối 2 cây cọc dễ dàng hơn.

Cọc có tác dụng chuyển toàn bộ lượng điện năng thừa trong quá trình chống sét ra ngoài môi trường đất. Giúp bảo vệ công trình, các thiết bị điện tử, viễn thông, và tính mạng con người.

Cọc tiếp địa được xem là nền móng của hệ thống chống sét. Nếu có sai sót khi thi công, sẽ phản tác dụng, và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Công dụng

Cọc tiếp địa có nhiệm vụ dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống lòng đất. Sau đó tiêu tán năng lượng những xung này. Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong chống sét. Nếu thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt do điện trở đất cao, thì khi có sét đánh vào mạng điện, sẽ gây ra những hư hại đáng tiếc.

Tùy vào yêu cầu tiếp đất, điện trở đất tại khu vực lắp đặt hệ thống chống sét, mà thi công hệ thống tiếp địa bằng cách khoan giếng thả cọc, hoặc đóng cọc, với số lượng cọc phù hợp.

Phân loại 

Phân loại theo chất liệu

Cọc làm từ thép mạ kẽm: Được sản xuất từ thép chất lượng cao và nhúng vào bể kẽm nóng.

Cọc thép mạ đồng: Lõi cọc được làm bằng thép, sau đó được phủ lớp đồng mỏng bên ngoài (hàm lượng đồng thấp). Giúp khả năng truyền dẫn sét tốt hơn.

Cọc làm từ đồng đặc nguyên chất (đồng đỏ hoặc đồng vàng), hàm lượng đồng từ 95 – 99%. Loại này có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Phân loại cọc tiếp địa theo hình dạng

Cọc tiếp địa thanh chữ V, độ dày lớn (V50 –V70): Loại này có diện tích tiếp xúc đất lớn, bản to. Thường dùng cho hệ thống chống sét nhà xưởng, khu vực dễ cháy nổ như trạm điện, xăng dầu.

Cọc tiếp địa thanh tròn đặc, quy cách D14 – D20: Loại này khá gọn nhẹ, dễ thi công. Thường được dùng cho hệ thống chống sét nhà ở hộ gia đình và các công trình nhỏ.

Tiêu chuẩn cần biết về cọc tiếp địa

Việc lắp đặt, thi công cọc cần tuân thủ theo tiêu chuẩn chống sét, tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa Việt Nam, được quy định tại TCVN 9358:2012 như sau:

Đảm bảo điện trở đất không quá 10Ω. Tại những khu vực đặc thù như trạm xăng, nhà máy hóa chất còn phải thấp hơn nữa.

Cọc thanh kim loại tròn điện cực thép có đường kính <16mm. Với loại điện cực kim loại khác không phải thép ≥12mm.

Không được dùng thanh cốt thép, thanh thép gai làm điện cực đất dạng cọc nhọn.

Cọc ống kim loại có độ dày ống tối thiểu 2,45mm. Đường kính trong tối thiểu 19mm. Điện cực ống thép phải được bảo vệ chống ăn mòn.

Quy định khi thi công đóng cọc tiếp địa

Đất phải liền thổ, nện chặt lên toàn bộ chiều dài của cọc. Yêu cầu cọc phải được đóng sâu hoàn toàn xuống đất.

Dây nối giữa các cọc phải có tiết diện lớn hơn hoặc bằng tiết diện của dây nối đất chính.

Chiều dài cọc là 2,5 – 3m. Cho phép hàn nối tăng chiều dài cọc trong trường hợp điện cực đất cần dài hơn 3m.

Độ sâu lắp đặt điện cực đất là 0,5 – 1,2m.

Khi đóng cọc tiếp địa phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dụng. Nếu đất quá cứng, có thể sử dụng khoan mồi. Yêu cầu đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
VPGD: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Hotline: 0941 458 666 (Mr.Giáp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *