Hiện nay, để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, tài sản và các hệ thống điện, các gia đình rất chú trọng đầu tư lắp đặt hệ thống chống sét. Bạn nên tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành để chọn được phương án thi công chống sét nhà ở phù hợp, và Công ty TNHH MTV ANO luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Nội dung bài viết
Cấu tạo hệ thống chống sét
Một hệ thống chống sét hoàn hảo sẽ bao gồm đầy đủ các bộ phận sau:
Hệ thống thu sét
Mỗi loại cột thu lôi có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau sẽ có khả năng hoạt động hiệu quả trong vòng bán kính khác nhau, nhưng đều có tác dụng tập trung, thu hút và chuyển dòng điện qua đường dây dẫn thoát sét xuống lòng đất để giải phóng một cách an toàn.
Dây dẫn thoát sét
Dây dẫn thoát sét có nhiệm vụ dẫn năng lượng thu được từ hệ thống thu lôi đến hệ thống tiếp địa.
Hệ thống tiếp địa
Bãi tiếp địa bao gồm các cọc tiếp địa được kết nối với nhau bởi dây tiếp đất để giảm biên độ, cường độ và làm tiêu tan năng lượng sét.
Thi công hệ thống chống sét nói chung sẽ bao gồm các bộ phận trên. Cụ thể hơn người ta chia thành 2 hệ thống chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền. Căn cứ vào vị trí công trình, đặc điểm sử dụng và điều kiện tài chính của chủ nhà mà có thể lựa chọn lắp đặt cả hai, hoặc chỉ một hệ thống chống sét sao cho phù hợp nhất. Vậy thế nào là chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền?
Chống sét trực tiếp
Chống sét trực tiếp là khi có tia sét đánh trực tiếp xuống công trình, chúng ta lắp đặt một hệ thống chống sét để tạo nên một vành đai bao phủ bên ngoài khu vực cần bảo vệ. Hệ thống này gồm 3 phần chính là kim thu sét, dây thoát sét và bãi tiếp địa.
Kim thu sét
Kim thu sét sử dụng tại các tòa nhà cao tầng thường là loại kim chống sét tia tiên đạo nhập khẩu, đáp ứng được yêu cầu cao về bảo vệ chống sét. Nếu bạn sử dụng loại kim thu sét cổ điển sản xuất tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí thì có thể chọn loại làm bằng thép mạ đồng, thép mạ kẽm hoặc đồng vàng nguyên chất.
Dây thoát sét
Dây thoát sét thường dùng trong hệ thống chống sét trực tiếp là dây thép mạ kẽm, cáp đồng trần hoặc bọc nhựa PVC, băng đồng 25×3.
Bãi tiếp địa
Bãi tiếp địa trong chống sét trực tiếp có điện trở < 10 Ohm theo tiêu chuẩn chống sét hiện hành mới nhất TCVN 9385-2012.
Chống sét lan truyền
Chống sét lan truyền là khi có tia sét đánh vào đường dây điện, đường mạng ở bên ngoài công trình, nguồn năng lượng sét sẽ theo dây dẫn vào tủ điện tổng và sau đó là những thiết bị, máy móc, gây nên cháy nổ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng con người. Hệ thống chống sét lan truyền bao gồm 3 phần chính: Át cắt sét, dây thoát sét và bãi tiếp địa có điện trở < 4 Ohm.
4. Các bước thi công hệ thống chống sét nhà ở
Bước 1: Đào đất đóng cọc tiếp địa
Bước 2: Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở
Bước 3: Kéo dây dẫn sét từ bãi tiếp địa lên vị trí lắp kim thu sét
Bước 4: Hàn hóa nhiệt kế nối dây và cọc tiếp địa
Bước 5: Đo kiểm tra điện trở tiếp đất
Bước 6: Thực hiện gia công, lắp đặt cột đỡ kim thu sét
Bước 7: Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét
Những lưu ý khi thi công chống sét nhà ở
Cần thực hiện nghiêm ngặt và đúng tiêu chuẩn tất cả các bước thi công. Có những xử lý linh hoạt trong các trường hợp phát sinh.
Đội ngũ thi công phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm làm việc dày dặn, hiểu biết về các đặc điểm của thiết bị và cách lắp đặt đạt chuẩn.
Trong quá trình thi công cần thường xuyên đo đạc, kiểm tra các chỉ số để có biện pháp xử lý kịp thời.