Lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển

Lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển

Tàu biển là những khu vực chứa nhiều nhiên liệu dễ cháy, do đó việc lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển là rất cấp thiết để phòng tránh cũng như kịp thời xử lý các đám cháy phát sinh. Bạn không nên chủ quan trong công tác phòng chống cháy nổ, bởi làm tốt công tác này sẽ giúp bạn bảo vệ được tính mạng và tài sản trên tàu.

Bạn đang cần tìm một đơn vị thi công lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển uy tín, chất lượng? Bạn cần một đối tác đáng tin cậy nhưng chưa biết chọn đơn vị nào? Công ty TNHH Một Thành Viên ANO tự hào là đơn vị chuyên thi công lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển trên toàn quốc.

Tại sao phải lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển?

Tùy theo không gian và mục đích sử dụng của tàu mà bạn có thể có những cách sử dụng hay lắp đặt các thiết bị chữa cháy hay bảo hộ khác nhau.
Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cho tàu biển sẽ đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, bên cạnh việc trang bị các thiết bị chữa cháy khác.
Khi lắp đặt hệ thống này, nếu phát sinh cháy, hệ thống sẽ ngay lập tức thông báo thông qua loa, còi,…để bạn kịp thời phát hiện và xử lý trước khi đám cháy có nguy cơ lan rộng.
Tại sao nên lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển

Đảm bảo công tác phòng tránh cháy nổ trên tàu biển

Tác dụng của lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển

Các con tàu được đóng mới ngày nay thường có trọng tải rất lớn, tầm hoạt động không hạn chế, nhưng số lượng thuyền viên luôn được giảm thiểu. Vì vậy khi xảy ra sự cố hỏa hoạn trên tàu thì hậu quả sẽ khủng khiếp hơn nhiều so với trên đất liền. Để tránh khỏi tai họa ấy thì việc phòng cháy luôn được đặt lên hàng đầu, theo nguyên tắc “phòng hơn chống”.
Để phòng cháy trên tàu biển thường được trang bị các hệ thống cảm nhận các nguyên nhân thường gây ra cháy, như: Phát hiện khói; Phát hiện nhiệt độ tăng cao; Phát hiện ngọn lửa. Bên cạnh việc phát hiện tự động nhờ các cảm biến, thì việc phát giác của thuyền viên trên tàu cũng đóng vai trò quan trọng thông qua sự tác động vào nút ấn báo cháy đặt ở khu vực thuận tiện.

Tác dụng lắp đặt hệ thống báo cháy trên tàu biểnLắp đặt hệ thống báo cháy trên tàu biển rất cấp thiết và quan trọng

Việc chữa cháy có thể do thuyền viên trực tiếp thực hiện nhờ các bình bọt cầm tay (dùng ở nơi yêu cầu an toàn về điện), nhờ hệ thống vòi rồng dùng nước biển (dùng ở nơi không yêu cầu an toàn về điện). Ngoài ra thuyền viên cũng có thể điều khiển tại trạm cứu hoả để xả khí CO2 vào các khu vực đang bị cháy (khi người đã thoát ra khỏi khu vực cháy và các cửa cách ly đã được đóng cẩn thận). Để làm giảm nhiệt độ và dập tắt ngọn lửa (nếu cháy) thì trên các tàu đóng mới hiện nay còn được trang bị hệ thống tự động phun sương.

Vì vậy việc thi công lắp đặt thống báo cháy cho tàu biển là 1 việc làm hết sức quan trọng.

Lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển thế nào là đúng quy cách, an toàn?

Công việc lắp đặt thi công không phải là điều dễ dàng, nếu không có chuyên môn cũng như kinh nghiệm việc lắp đặt hệ thống báo cháy có thể bị gián đoạn, thậm chí lắp đặt sai khiến thiết bị không hoạt động được, dẫn đến không thể cảnh báo khi trên tàu xảy ra sự cố cháy nổ.

Bởi vậy, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các Công ty dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống báo cháy để công việc được diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm.

Chức năng và cấu trúc của việc lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển

Chức năng cơ bản của hệ thống báo cháy cho tàu biển gồm có:

  • Phát hiện kịp thời và đưa tin thông báo chính xác khi có hỏa hoạn tại các vùng xác định (có địa chỉ) – Đây là chức năng quan trọng nhất của hệ thống báo cháy. Tuy nhiên trước đây mới chỉ ra vùng (zone) có cháy, mà không chỉ rõ địa chỉ cụ thể nào trong vùng đó như các hệ thống ngày nay.
  • Hệ thống báo cháy cho tàu biển luôn có mối quan hệ mật thiết với hệ thống chữa cháy (bơm cứu hoả, xả khí…) . Ngoài ra khi phát hiện có cháy, nó còn phải gửi tín hiệu để dừng các quạt thông gió buồng máy và các buồng ở, đóng kín một số cửa thông khoang.
  • Hệ thống tự động báo cháy có tầm quan trọng đặc biệt trên tàu biển, do vậy nó luôn phải ở trạng thái hoạt động bình thường (kể cả khi mất nguồn điện lưới). Từ đó nảy sinh chức năng thứ 3 của hệ là có khả năng tự kiểm tra và cảnh báo tình trạng kỹ thuật của chính mình (đứt hoặc chập cáp nối từ thiết bị trung tâm báo cháy đến các cảm biến và nút ấn báo động, cũng như tình trạng kỹ thuật của thiết bị trung tâm, của các cảm biến và của nguồn điện lưới).
  • Các hệ thống phòng và chống cháy trên tàu thường được thiết kế riêng biệt, nhằm tăng độ tin cậy tối đa và quản lý các khu vực hợp lý, cụ thể là:

+ Khu vực hầm hàng, kho trên mũi tàu chủ yếu được bố trí các cảm biến khói; Còn chữa cháy nhờ hệ thống vòi rồng phun nước biển, hoặc hệ van (điện hay cơ) xả khí CO2;

+ Trong khu vực buồng máy người ta trang bị hệ cảm biến khói và nhiệt; Chữa cháy nhờ các hệ thống như khu vực hầm hàng và thêm hệ thống tự động phun sương;

+ Trong các tầng sinh hoạt của các thuyền viên được trang bị hệ cảm biến khói và nhiệt; Chữa cháy nhờ các hệ thống vòi rồng phun nước biển, hoặc các bình bọt cầm tay.

Lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển uy tín, chất lượng

Lắp đặt hệ thống báo cháy trên tàu biển uy tín tại ANO

Cấu trúc của việc lắp đặt hệ thống báo cháy cho tàu biển

Trong mỗi hệ thống báo cháy luôn có các thiết bị sau: Trung tâm thu nhập và xử lý các tín hiệu, mà chúng được cung cấp từ các cảm biến (detector) hoặc nút ấn báo cháy (Callpoint); Cáp truyền tín hiệu; Thiết bị chỉ thị; Thiết bị kết nối với phương tiện cứu hỏa (trước đây ít thấy); Ngoài ra còn có chuông còi, đèn quay, khối nguồn chính và dự phòng.

Các cảm biến tín hiệu báo cháy là phần tử cơ bản của hệ, bởi vì các đặc trưng cơ bản của hệ (Độ nhạy; Độ tin cậy; Tính tác động nhanh…) đều phụ thuộc vào chúng.
Để thuận tiện và tăng độ tin cậy cho việc giám sát các khu vực trên tàu thủy người ta thường chia ra ít nhất từ 5 vùng trở lên, mỗi vùng có 8 đến 10 nhánh rẽ mạch (tia). Trên mỗi nhánh có thể đấu hỗn hợp các loại cảm biến (khói, nhiệt, ngọn lửa và nút ấn) theo nguyên tắc đấu nối tiếp các tổ hợp song song gồm tiếp điểm NC và điện trở, hoặc đấu song song các tổ hợp nối tiếp gồm tiếp điểm NO và điện trở (Phương án này thường được sử dụng nhiều). Các điện trở này thường có giá trị vài trăm Ω. Cuối mỗi nhánh được đấu tới một điện trở cuối đường dây EOL (End-Of-Line) có giá trị từ 3 đến 7 KΩ tùy thuộc theo yêu cầu của trung tâm xử lý.

Trong các hệ thống báo cháy cho tàu biển người ta phân biệt trạng thái báo cháy, đứt mạch chạm mạch và chập mạch trên đường cáp nối thiết bị trung tâm đến các cảm biến thông qua sự thay đổi cường độ dòng điện trên đường cáp đó . Còn hiện nay người ta cũng có thể sử dụng nội dung gói thông tin (bức điện) chuyển qua mạng từ cảm biến về trung tâm để phân biệt các trạng thái nói trên.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
Địa chỉ: Thanh Xá – Liên Hồng – thành phố Hải Dương
Hotline: 0941.458.666
Website: https://anogroup.vn/
Email: anogroup.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *